Là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, tại Việt Nam, chúng ta dễ dàng bắt gặp những quán cà phê trên đường phố, từ những quán cà phê cóc, quán nhỏ bên vỉa hè đến những quán cà phê, chuỗi cà phê,… quy mô lớn. Dù ở Việt Nam, hoạt động bán cà phê là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Vậy, việc bán cà phê cần giấy phép không, những giấy phép đó là gì? Sau đây, Luật Bravolaw sẽ trình bày cụ thể như sau:
Yêu cầu về Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận kinh doanh
Pháp luật quy định một số trường hợp cá nhân thực hiện hoạt động thương mại không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Danh sách này không bao gồm hoạt động kinh doanh cà phê. Vì vậy cơ sở kinh doanh cà phê dù lớn hay nhỏ, quy mô như thế nào đều phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Kinh doanh cà phê có thể thực hiện theo hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty. Tùy vào mỗi hình thức sẽ có yêu cầu về giấy phép khác nhau.
Đối với trường hợp kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể
Cơ sơ kinh doanh cà phê theo hình thức hộ kinh doanh cá thể phải thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Đối với trường hợp kinh doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp
Khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp/thành viên/cổ đông thành lập doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp/thành viên/ cổ đông phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đó là điều kiện cần để thực hiện hoạt động kinh doanh.
=>>>> Xem thêm dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Yêu cầu về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hoạt động kinh doanh cà phê có sự khác nhau tùy thuộc vào hình thức kinh doanh.
- Pháp luật quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp trong đó có cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
Note:
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Đối với trường hợp kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể thì được coi là cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ và sẽ không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.
- Đối với trường hợp kinh doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp thì bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
Trong hoạt động kinh doanh cà phê nói riêng và nhà hàng, cửa hàng ăn uống nói chung, tùy thuộc vào quy mô, diện tích của cơ sở kinh doanh để xác định có thuộc trường hợp có yêu cầu về phòng cháy chữa cháy hay không. Cụ thể, cơ sở kinh doanh cà phê có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên, trong quá trình xây dựng cơ sở kinh doanh cần có chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự
Tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định danh sách các ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện về phương án bảo đảm an ninh, trật tự. Trong đó không bao gồm hoạt động kinh doanh của nhà hàng, cửa hàng ăn uống. Bán cà phê là một trong hoạt động thuộc kinh doanh của nhà hàng, cửa hàng ăn uống. Do đó, có sở kinh doanh cà phê không yêu cầu có giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự khi hoạt động.
Căn cứ pháp lý:
- Luật An toàn thực phẩm 2020;
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh;
- Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy Luật Bravolaw đã hướng dẫn đến quý khách hàng về nội dung “bán cà phê có cần xin giấy phép không” theo quy định mới nhất của pháp luật. Qúy khách hàng có thể liên hệ theo số 1900 6296 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc.