
Nhiều người chủ khi mới thành lập doanh nghiệp thường sẽ băn khoăn với rất nhiều các thủ tục từ thành lập doanh nghiệp, thuế, báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập,… Mỗi thủ tục đều đòi hỏi người thực hiện cần phải có kiến thức để thực hiện cho đúng, tránh gặp phải những phiền phức, đôi khi còn bị phạt do làm sai. Cùng đọc bài viết dưới đây của Luật Bravolaw để có được những thông tin hữu ích về báo cáo tài chính nhé.
Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là một hoạt động, một tài liệu dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh, luồng tiền luân chuyển của doanh nghiệp,… để phục vụ cho nhu cầu quản lý của doanh nghiệp và nhà nước và đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính cần phải có những thông tin sau: Tài sản, vốn hiện có của doanh nghiệp, Nợ doanh nghiệp phải trả, doanh thu các chi phí sản xuất vận hành doanh nghiệp, các khoản lời lỗ của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động.
Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập sẽ được quy định trong thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC, các doanh nghiệp cần thực đúng theo những điều khoản đã quy định trong thông tư, trong đó có những điều về hồ sơ báo cáo tài chính, báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp khác nhau,..
Phân loại báo cáo tài chính
Khi lập báo cáo tài chính, báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập bạn cần phải xem xét xem doanh nghiệp mình thuộc loại hình nào, trong quy định cần phải có những báo cáo nào để soạn thảo báo cáo tài chính nộp cho Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê sao cho đúng thủ tục.
Phân chia theo loại hình công ty thì báo cáo tài chính được chia ra làm 2 loại:
- Báo cáo tài chính tổng hợp (hợp nhất): Sử dụng cho các tập đoàn, các công ty mẹ có công ty con để tổng kết lại báo cáo cho toàn doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính riêng lẻ: dùng cho các doanh nghiệp hoạt động đơn lẻ.
Phân chia theo mẫu báo cáo phải nộp cho nhà nước:
Báo cáo bắt buộc phải nộp:
- Báo cáo tình hình tài chính: Bản kê khai tài sản (cố định, ngắn hạn, cổ phiếu, vốn dự trữ,…) mà doanh nghiệp sở hữu; các khoản nợ (ngắn hạn, dài hạn,…)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Bản ghi nhận tình hình tài chính của doanh nghiệp (cân bằng thu chi, mức thu nhập, mức lời lỗ,…)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: đưa ra rõ ràng những đặc điểm của công ty, chế độ kế toán, năm kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong báo cáo cùng các thông tin quan trọng khác.
Báo cáo không bắt buộc nhưng khuyến khích doanh nghiệp lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Doanh nghiệp thường phải nộp báo cáo tài chính thường niên khi kết thúc kỳ kế toán, vậy những doanh nghiệp mới thành lập thời gian hoạt động chưa đủ năm kế toán thì sẽ nộp báo cáo tài chính như thế nào? Câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập nộp khi nào?
Các doanh nghiệp thông thường không có vốn đầu tư nhà nước sẽ nộp báo cáo tài chính thường niên vào đầu năm, hạn chót là 30/3 hằng năm. Một câu hỏi được đặt ra doanh nghiệp mới thành lập có cần nộp báo cáo tài chính hay không? Câu trả lời là sẽ tùy thuộc vào thời điểm thành lập của doanh nghiệp.
Chiếu theo Điều 13 Luật kế toán số 03/2003/QH11 có quy định như sau: “Nếu kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc năm cuối cùng nhỏ hơn 90 ngày thì được phép cộng với 1 kỳ kế toán của năm tiếp theo hoặc năm trước đó và được gộp thành chung 1 kỳ kế toán” có thể kết luận như sau đối với thời điểm nộp báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập
- Nếu giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp có ghi ngày thành lập là sau ngày 1/10 thì báo cáo tài chính được gộp chung với báo cáo tài chính của năm sau và khai báo như một kỳ kế toán bình thường.
- Nếu ngược lại, doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/10 thì phải nộp báo cáo tài chính của riêng năm đó và cũng khai báo như một kỳ kế toán bình thường
Đối với các doanh nghiệp được gộp báo cáo tài chính thì cần phải làm Công văn xin gộp BCTC và quyết toán thuế TNDN trước thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm xin gộp.
Đọc thêm: Thành lập công ty tại thanh hóa
Nội dung một mục nhỏ trong Thông tư 133
Nội dung và phương pháp thành lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập được ghi rõ trong mục 2. Doanh nghiệp có thể đọc và tham khảo thông tư tại Cổng thông tin quốc gia. Dưới đây sẽ trình bày về các mục lập chỉ tiêu trong báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục (mẫu B01a-DNN)
Tổng cộng tài sản (Mã số 200)
Chỉ tiêu phản ánh tổng trị giá tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Tổng cộng tài sản là tổng của các khoản được nêu ra dưới đây:
- Tiền và các khoản được coi như tiền (mã số 110)
- Đầu tư tài chính gồm chứng khoán kinh doanh (mã số 121), đầu tư tài chính đến ngày đáo hạn (mã số 122), đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (mã số 123), dự phòng tổn thất đầu tư tài chính (mã số 124).
- Các khoản phải thu (Mã số 130) gồm Phải thu của khách hàng (Mã số 131), Trả trước cho người bán (Mã số 132), Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 133), Phải thu khác (Mã số 134), Tài sản thiếu chờ xử lý (Mã số 135), Dự phòng phải thu khó đòi (Mã số 136)
- Hàng tồn kho gồm Hàng tồn kho (Mã số 141), Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 142)
- Tài sản cố định (Mã số 150) gồm Nguyên giá (Mã số 151), Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 152)
- Bất động sản đầu tư (Mã số 160) gồm Nguyên giá (Mã số 161), Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 162)
- Xây dựng cơ bản đang còn dở dang (Mã số 170)
- Tài sản khác (Mã số 180) gồm Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 181), Tài sản khác (Mã số 182)
Nợ phải trả (Mã số 300)
Chỉ tiêu phản ánh số nợ hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, bao gồm:
- Phải trả người bán (Mã số 311)
- Người mua ứng để trả tiền trước (Mã số 312)
- Thuế và các khoản phí khác phải nộp cho Nhà nước (Mã số 313)
- Số tiền phải trả cho người lao động (Mã số 314)
- Các khoản phải trả khác (Mã số 315)
- Các khoản vay, nợ thuê tài chính (Mã số 316)
- Khoản dự phòng phải trả (Mã số 318)
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi cho các cá nhân, tổ chức (Mã số 319)
- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ phát triển doanh nghiệp (Mã số 320)
Vốn chủ sở hữu (Mã số 400)
Là chỉ tiêu tổng hợp các khoản vốn thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên trong công ty
- Vốn góp của chủ sở hữu công ty (Mã số 411)
- Thặng dư của vốn cổ phần (Mã số 412)
- Các mục vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413)
- Cổ phiếu ngân quỹ (Mã số 414)
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi BCTC (Mã số 415)
- Các quỹ thuộc vốn đã góp của chủ sở hữu (Mã số 416)
- Lợi nhuận (thua lỗ) sau thuế chưa phân phối (Mã số 417)
Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 500)
Là chỉ tiêu phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Tổng cộng nguồn vốn bằng tổng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập, báo cáo tài chính thường niên của doanh nghiệp có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và nhà nước. Giúp doanh nghiệp có cơ sở để đưa ra quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh.