Thành lập công ty là công việc đầu tiên dành cho những cá nhân hay tập thể có mục đích kinh doanh hay mở rộng tương lai phát triển sau này. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Bravolaw về hướng dẫn các bước thành lập công ty năm 2022 nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
Thành lập công ty cần chuẩn bị những gì?
- Chuẩn bị Tên công ty chuyên nghiệp và dễ mở rộng phát triển. Nên đặt tên công ty chung chung và có khả năng mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh sau này. Hạn chế cá nhân hoá sẽ thiếu chuyên nghiệp và khó mở rộng phát triển về sau.
- Chuẩn bị một địa điểm để làm trụ sở doanh nghiệp. Địa chỉ của công ty có thể linh hoạt với các chọn lựa sau, bạn có thể lấy nhà mình để đăng ký công ty (nếu nhà thuê thì hợp đồng thuê phải ghi rõ làm văn phòng công ty) hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng ảo, cho thuê địa chỉ đăng ký kinh doanh để nâng tính chuyên nghiệp cho công ty. Vì địa chỉ của các đơn vị cho thuê văn phòng ảo thường đẹp và nằm ở mặt tiền, có nơi tiếp khách cho doanh nghiệp bạn khi cần.
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của các thành viên sáng lập ra công ty
Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định trong Thông tư 01/2022/TT-BKHĐT.
- Dự thảo điều lệ công ty đối với trường hợp thành lập công ty tnhh 1 thành viên, công ty tnhh 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ trong trường hợp không phải người đại diện pháp luật công ty nộp
- Danh sách thành viên (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (Công ty cổ phần).
- Bản sao Giấy chứng thực cá nhân như CMND, CCCD, Hộ chiếu của chủ sở hữu và của các thành viên tham gia góp vốn, các cổ đông.
- Giấy tờ khác tùy theo quy định về hình thức và điều kiện theo ngành nghề mà quý khách hàng chọn lựa.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty năm 2022
Thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty năm 2022 được thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP và các quy định khác hướng dẫn liên quan, cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ tương ứng với từng loại doanh nghiệp cụ thể.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
– Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
– Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
– Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Trả kết quả
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp được dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được phê duyệt trên Hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp, nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được phê duyệt trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký văn bản đăng ký thành lập công ty phải gửi văn bản yêu cầu dừng quá trình đăng ký thành lập công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đã nộp đơn yêu cầu. Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra và đăng thông báo về việc chấm dứt thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp và hủy bỏ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối làm thủ tục đăng ký kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh có văn bản thông báo và nêu rõ lý do từ chối cho người thành lập doanh nghiệp, công ty.
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Hướng dẫn các bước thành lập công ty năm 2022“. Hy vọng bài viết trên có ích cho bạn đọc. Nếu bạn cần chúng tôi tư vấn và giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ theo Hotline: 1900 6296.