Hàng loạt các các bản hướng dẫn về giấy phép, thủ tục và quy trình thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp, cách thức đăng ký và hồ sơ thành lập công ty được chỉnh sửa và thay đổi. Trong những năm gần đây, xu hướng người Việt Nam muốn khởi nghiệp, thành lập công ty, tự ra làm chủ thay vì làm thuê ngày càng tăng cao. Để việc thành lập công ty trở nên dễ dàng hơn thì cần có cái nhìn tổng quát về các bước thành lập doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Luật Bravolaw sẽ tư vấn cho các bạn về vấn đề này.
Những giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập công ty?
Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào, cụ thể là:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân, của các thành viên công ty, của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Các bước thành lập doanh nghiệp theo quy định hiện hành
Các bước để thực hiện việc đăng ký công ty diễn ra như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử (sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh) theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Nhận kết quả
Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc. Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
Những công việc nào cần làm khi công ty được thành lập?
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:
- Thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
- Thực hiện thủ tục khắc dấu
- Đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
- Treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp.
- Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn.
Trên đây là các nội dung tư vấn về các bước thành lập doanh nghiệp. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp thắc mắc.