Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế của nước ta khá đa dạng. Chính vì vậy, việc lựa chọn một loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với tình hình thực tế, khả năng tài chính và định hướng phát triển tốt nhất, đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải nắm rõ được đặc điểm, ưu – khuyết của từng loại hình doanh nghiệp.
Bài viết mới:
- Các thủ tục cần phải làm để thành lập công ty xây dựng
- Tìm hiểu thủ tục thành lập chi nhánh công ty mới nhất
- Tìm hiểu thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp tư nhân
Bravolaw xin được chia sẻ bài viết phân tích các loại hình doanh nghiệp/ công ty được phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam như sau.
1 – Loại hình Doanh nghiệp Tư nhân.
Định nghĩa DNTN: DNTN là một tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh và thực hiện các hoạt động kinh doanh theo luật định.
Đặc điểm của DNTN:
- Doanh nghiệp Tư nhân là công ty trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân.
- Doanh nghiệp Tư nhân do một cá nhân làm chủ, có tài sản, có cơ sở vật chất, có trụ sở hoạt động trong giao dịch.
- Chủ DNTN là đại diện theo Pháp luật, được toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp.
- Chủ DNTN sẽ trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc chủ DNTN có thể thuê người khác làm thay công việc này.
Ưu điểm của DNTN:
- DNTN sẽ hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
- DNTN rất ít khi chịu sự quản lý chặt chẽ của Pháp luật.
- DNTN tạo được niềm tin cho đối tác và khách hàng của mình bởi chế độ vô hạn.
Khuyết điểm của DNTN:
- Vì không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ DNTN tương đối cao.
- Là công ty trách nhiệm vô hạn nên khi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ là bao gồm: Tài sản của doanh nghiệp và tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp.
2 – Loại hình Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Định nghĩa Công ty TNHH: Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và được Pháp luật thừa nhận theo Luật Doanh Nghiệp.
Đặc điểm của Công ty TNHH:
- Trước Pháp luật, Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy CNĐKKD.
- Chủ sở hữu Công ty TNHH và Công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt.
- Chủ sở hữu Công ty là người có các Quyền, Nghĩa vụ tương ứng với Quyền sở hữu Công ty.
- Thành viên góp vốn thành lập Công ty TNHH không quá 50 thành viên.
- Công ty chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ và các Nghĩa vụ Tài chính khác trong phạm vi tài sản của Công ty.
- Công ty TNHH không được quyền phát hành Cổ phiếu.
Ưu điểm của Công ty TNHH:
- Vì là Chế độ TNHH nên Công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ trong phạm vi số vốn góp. Do đó, ít gây rủi ro cho các thành viên tham gia góp vốn.
- Chế độ chuyển nhượng vốn của Công ty TNHH được điều chỉnh và quản lý chặt chẽ nên các nhà đầu tư sẽ dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên góp vốn. Hạn chế việc xuất hiện của người lạ vào Công ty.
Khuyết điểm của Công ty TNHH:
- Do là Chế độ TNHH nên niềm tin của Công ty đối với khách hàng, đối tác không được đảm bảo, gây một số ảnh hưởng trong quá trình kinh doanh.
- Công ty TNHH chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Pháp luật.
- Công ty TNHH không có quyền phát hành Cổ phiếu để huy động vốn.
3 – Loại hình Công ty Cổ phần.
Định nghĩa Công ty CP: Công ty cổ phần là một loại hình công ty, trong đó Vốn Điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là: Cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập.
Đặc điểm của Công ty CP:
- Công ty CP phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị & Giám đốc (TGĐ).
- Công ty CP có trên 11 Cổ đông phải có Ban kiểm soát.
- Các Cổ đông của Công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ và các Nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty của mình.
- Các Cổ đông của Công ty có quyền tự do chuyển nhượng Cổ phần của mình cho người khác.
- Công ty CP có số lượng Cổ đông tối thiểu là 3 Cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.
- Công ty CP có quyền phát hành Cổ phiếu theo quy định của Pháp luật.
Ưu điểm của Công ty CP:
- Với Chế độ TNHH: Công ty CP chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ trong phạm vi số vốn góp vào của các Cổ đông. Do đó, mức độ rủi ro của các Cô đông là không cao.
- Công ty CP có lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa dang, nhiều ngành, nghề.
- Công ty CP có cơ cấu vốn rất linh hoạt tạo điều kiện cho nhiều người cùng đầu tư, góp vốn vào Công ty.
- Công ty CP có quyền phát hành Cổ phiếu nên có khả năng huy động vốn rất lớn.
- Trong Công ty CP: Việc chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng. Do đó, Đa số các đối tượng công dân đều có quyền tham gia đầu tư vào Công ty CP. Kể cả các cán bộ công chức cũng được quyền mua Cổ phiếu của Công ty CP.
Khuyết điểm của Công ty CP:
- Vì có lượng Cổ đông lớn, nhiều người không hề quen biết và có thể xuất hiện các nhóm Cổ đông đối kháng nhau về lợi ích dẫn đến việc quản lý và điều hành Công ty CP gặp phải nhiều khó khăn và phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
- Công ty CP cũng phải chịu sự quản lý, giám sát, ràng buộc chặt chẽ hơn của Pháp luật trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là về chế độ Tài chính, Kế toán của Công ty.
4 – Loại hình Công ty Hợp Danh
Định nghĩa Công ty Hợp Danh: Công ty Hợp Danh là loại hình Công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của Công ty.
Đặc điểm của Công ty Hợp Danh:
- Công ty Hợp Danh là công ty có tư cách pháp nhân.
- Ngoài các thành viên hợp danh, Công ty Hợp Danh còn có thể có các thành viên góp vốn.
- Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.
- Các thành viên có quyền quản lý Công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay Công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty.
- Các thành viên góp vốn sẽ được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại Quy định Điều lệ Công ty.
- Các thành viên hợp danh có quyền lợi như nhau khi quyết định các vấn đề liên quan đến việc quản lý Công ty.
Ưu điểm của Công ty Hợp Danh:
- Do Chế độ liên đới cùng chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh nên Công ty Hợp Danh dễ tạo được uy tín, sự tin cậy của các đối tác, khách hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Do số lượng các thành viên ít, là những người quen biết, tin tưởng nhau nên việc quản lý và điều hành Công ty Hợp Danh không quá phức tạp và khó khăn.
Khuyết điểm của Công ty Hợp Danh:
- Do Chế độ liên đới cùng chịu trách nhiệm vô hạn nên các thành viên hợp danh có mức độ rủi ro khá cao.
- Công ty Hợp Danh là loại hình công ty được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2005. Tuy nhiên trên thực tế thì đây là loại hình doanh nghiệp chưa phổ biến.
5 – Loại hình Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.
>
Định nghĩa Công ty TNHH MTV: Công ty TNHH 1 thành viên là một loại hình doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam.
Đặc điểm của Công ty TNHH MTV:
- Công ty TNHH MTV là một hình thức đặc biệt của Công ty TNHH.
- Chủ sở hữu của Công ty TNHH MTV sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ và các Nghĩa vụ khác của Công ty trong phạm vị số Vốn Điều lệ của Công ty.
- Chủ sở hữu Công ty có quyền chuyển nhượng một phần/ toàn bộ Vốn Điều lệ của Công ty cho một tổ chức, cá nhân khác.
- Công ty TNHH MTV có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy CNĐKKD của Phòng ĐKKD – Sở KH&ĐT sở tại.
- Công ty TNHH MTV không được quyền phát hành Cổ phiếu.
- Chủ sở hữu Công ty không được quyền rút vốn một phần/ toàn bộ số vốn đã góp vào Công ty.
- Chủ sở hữu Công ty không được rút lợi nhuận của Công ty khi Công ty chưa thanh toán đầy đủ các khoản vay, nợ và các Nghĩa vụ tài sản khác đã đến hạn phải trả.
- Tùy thuộc vào quy mô, ngành, nghề kinh doanh mà cơ cấu quản lý nội bộ của Công ty TNHH MTV sẽ có sự sắp xếp và tổ chức sao cho hợp lý, như: Chủ tịch Công ty & Giám đốc/ Hội đồng quản trị & Giám đốc.
Trên đây là những thông tin liên quan đến các loại hình doanh nghiệp/ công ty được phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mong rằng sẽ giúp Quý nhà đầu tư có được sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho định hướng khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu của riêng mình.
Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục Dịch vụ Thành lập công ty. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Website: https://bravolaw.vn/ để biết thêm thông tin cần thiết.
Luật Bravolaw Dịch Vụ Nhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian
Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.
Chi phí: Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Bravolaw và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT.
Trong tất cả dịch vụ tại Luật Bravolaw
- Sẽ không phát sinh thêm chi phí khác.
- Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.
- Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
- Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà.
Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.
Bravolaw Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách Hàng