BRAVOLAW

BRAVOLAW

Dịch vụ tư vấn pháp lý, xin giấy phép cho doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

HOTLINE: 1900 6296
Email: [email protected]

BRAVOLAW
Địa chỉ : Tòa nhà RIVERSIDE GARDEN 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Open in Google Maps
HOTLINE: 1900 6296
  • Trang chủ
  • Thành lập doanh nghiệp
    • Thành lập công ty
    • Thành lập công ty TNHH
    • Thành lập CT 100 vốn NN
    • Thành lập CT cổ phần
    • Thành lập CT liên doanh
    • Thành lập DN tư nhân
  • Luật doanh nghiệp
    • Chi Nhánh – Văn Phòng Đại Diện
    • Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh
    • Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp
    • Đăng ký kinh doanh
  • Sở hữu trí tuệ
    • Bản Quyền Tác Giả
    • Nhãn hiệu hàng hóa
    • Nhượng Quyền Thương Mại
    • Đăng ký bảo hộ logo
    • Đăng ký bảo hộ thương hiệu
  • Xin Giấy Phép
    • Công bố lưu hành thuốc
    • Công bố mỹ phẩm
    • Công Bố Thực Phẩm
    • Công bố tiêu chuẩn chất lượng
    • Giấy Phép Con
    • Giấy Phép Quảng Cáo
    • Xin giấy Phép Khác
    • Xin giấy phép kinh doanh
  • Dịch Vụ Khác
    • Mã Số Mã Vạch
    • Tư vấn truyền thông
    • Xin visa thuốc
    • Kê khai thuế
    • Hợp Chuẩn – Hợp Quy
    • ISO
    • Dịch vụ khắc dấu
    • Dịch vụ kế toán trọn gói
    • Thiết kế website
  • Văn Bản PL

Công bố chất lượng sản phẩm phụ gia thực phẩm

by CHUYÊN VIÊN / Tuesday, 15 December 2015 / Published in Công Bố Thực Phẩm

Bạn đang muốn kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống và cần tham khảo tư vấn về những thủ tục công bố phụ gia thực phẩm. Hãy tới với trung tâm tư vấn Luật Bravolaw để nhận được những tư vấn chuyên sâu của các chuyên viên tư vấn nhiều năm kinh nghiệm giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc mà bạn đang gặp phải

Theo quy định của Pháp Luật, các sản phẩm phụ gia thực phẩm muốn được lưu hành trên thị trường thì phải tiến hành các bước để công bố chất lượng phụ gia thực phẩm tại Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm. Các tổ chức, cá nhân muốn tham gia kinh doanh phụ gia thực phẩm phải gửi hồ sơ xin công bố chất lượng phụ gia thực phẩm lên Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm phê duyệt, nếu như các sản phẩm phụ gia thực phẩm của bạn đảm bảo An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm sẽ được Cục cấp giấy chứng nhận công bố chất lượng phụ gia thực phẩm và được phép lưu hành rộng rãi trên thị trường.

công bố chất lượng phụ gia thực phẩm

Định nghĩa phụ gia thực phẩm

Các sản phẩm phụ gia thực phẩm là các loại hợp chất khác nhau mà bên trong nó có hoặc không có  nhiều giá trị dinh dưỡng tới người sử dụng. Các sản phẩm này được sử dụng bằng cách chủ động thêm vào thành phần thực phẩm trong quá trình sản xuất nhằm giữ nguyên hoặc nâng cao những đặc tính của sản phẩm thực phẩm.

Phân loại các loại phụ gia thực phẩm

Có nhiều cách phân loại phụ gia thực phẩm, Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” phân loại phụ gia thực phẩm theo chức năng gồm 23 nhóm chất sau:

  1. Chất điều chỉnh độ acid.
    2. Chất điều vị.
    3. Chất ổn định.
    4. Chất bảo quản.
    5. Chất chống đông vón.
    6. Chất chống oxy hóa.
    7. Chất chống tạo bọt.
    8. Chất độn.
    9. Chất ngọt tổng hợp.
    10. Chế phẩm tinh bột.
    11. Enzym.
    12. Chất đẩy khí.
    13. Chất làm bóng.
    14. Chất làm dày.
    15. Chất làm ẩm .
    16. Chất làm rắn chắc.
    17. Chất nhũ hóa.
    18. Phẩm màu.
    19. Chất tạo bọt .
    20. Chất tạo phức kim loại.
    21. Chất tạo xốp.
    22. Chất xử  lý bột.
    23. Hương liệu.

Tác dụng của phụ gia thực phẩm

Công bố phụ gia thực phẩm

  1. Nâng cao giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm: Việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm có thể bao gồm việc bù đắp những chất dinh dưỡng đã bị mất sau quá trình chế biến ra thực phẩm hoặc thêm những chất mà không hề có trong sản phẩm. Như bánh mì, bột, gạo được cho thêm vitamin B là thành phần đã bị mất đi khi xay xát hay việc cho thêm i-ốt vào muối, thêm vitamin A, vitamin D vào sữa…
  2. Giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu hơn: Thực phẩm thường bị một số vi khuẩn, nấm độc, mốc, men làm hư hỏng. Chất phụ gia có thể giúp bảo quản, làm chậm hư thối, giữ được phẩm chất và vẻ hấp dẫn của thực phẩm. Như sulfit được cho vào các loại trái cây khô, nitrit và nitrat được cho thêm vào các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt muối, thịt hộp…Một số thực phẩm sau luôn được cho thêm các chất phụ gia để có thể bảo quản được trong thời gian dài: đồ uống, thực phẩm nướng, trái cây đóng hộp, bánh mì… Các loại thực phẩm được thêm chất chống ôxy hóa (anti-oxidant) để tránh có mùi, mất màu như dầu, mỡ, dầu giấm…
  3. Làm thay đổi bề ngoài của thực phẩm: Có nhiều chất phụ gia được cho vào thực phẩm với mục đích tăng vẻ bề ngoài hấp dẫn, như là:
  • Chất làm cho món ăn có độ ẩm, không khô cứng, hơi phồng lên và gia vị không dính với nhau như chất nhũ hóa lecithin ở sữa, lòng đỏ trứng, đậu nành, glycerin giữ độ ẩm và các gia vị trong dầu giấm, bơ lạc…
  • Chất chống khô cứng, đóng cục, dính lại với nhau như canxi silicate, silicon dioxyd. Các chất này có tác dụng ngăn bột, đường, muối hút nước rồi dính lại với nhau.
  • Chất làm bột nở, như muối bicarbonate, bột nở, natri phosphat hoặc một vài loại men, được dùng khi làm bánh nướng, bánh mì… giúp cho bánh mềm xốp, nhẹ hơn.
  • Chất phụ gia giúp các nguyên liệu dễ dàng hòa vào nhau.
  • Chất làm thay đổi độ axit, kiềm của thực phẩm, nhằm mục đích thay đổi cấu trúc, hương vị cũng như tăng sự an toàn của món ăn như kali, axit tartaric, axit lactic, axit citric…
  1. Làm tăng mùi vị và sức hấp dẫn của thực phẩm: Một số chất màu có công dụng làm cho thực phẩm có vẻ ngoài hấp dẫn hơn hoặc phục hồi màu sắc nguyên thủy của thực phẩm; làm cho các món ăn khác nhau có cùng màu; duy trì hương vị vitamin dễ bị phân hủy vì ánh sáng; tạo cho thực phẩm có dáng vẻ đặc trưng, dễ phân biệt. Chất màu có thể là hóa chất tổng hợp hoặc chất màu thiên nhiên lấy từ thực vật. Chất màu thường được sử dụng là beta caroten (tiền tố vitamin A), nước củ cải đường, cà rốt, nghệ…
  2. Tác dụng khác: Cung cấp thêm một vài thành phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho một số đối tượng đặc biệt, như đường hóa học tạo vị ngọt cho thực phẩm nhưng chúng không sinh hoặc ít sinh năng lượng nên được sử dụng để thay thế đường cho bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân béo phì.

Hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm:

  1. Bản công bố Hợp quy/phù hợp quy định ATTP.
  2. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Tiêu chuẩn cơ sở)
  3. Free sale (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) Hoặc Healthy (Giấy chứng nhận y tế) hoặc tương đương do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc sao y công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự)
  4. CA (Certificate of Analysis – Kết quả kiểm nghiệm) trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực)
  5. Kế hoạch giám sát định kỳ
  6. Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ.
  7. Nội dung nhãn phụ sản phẩm
  8. Mẫu sản phẩmhoàn chỉnh (đối với Sản phẩm lần đầu tiên nhập về Việt Nam)
  9. Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
  10. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với đối tượng phải cấp) (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
  11. Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng)
  12. Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.

Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề về Công bố thực phẩm thường. Hãy liên hệ tới công ty tư vấn Bravolaw để được giải đáp!

Tham khảo thêm: – Công bố thực phẩm thường trong nước

  • Công bố thực phẩm thường nhập khẩu
0
  • Tweet
Tagged under: công bố chất lượng phụ gia thực phẩm, phụ gia thực phẩm

About CHUYÊN VIÊN

What you can read next

Quy định công bố tiêu chuẩn chất lượng cafe
công bố thực phẩm chức năng
Tìm hiểu chi tiết công bố thực phẩm chức năng theo quy định hiện nay
Công bố chất lượng thực phẩm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline Tư Vấn Miễn Phí

HOTLINE

Bài Viết Mới

  • chung nhạn hang viet nam chat luong cao 2024

    Chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2024-2025

    Chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2024-20...
  • thiet ke website bravolaw

    Dịch vụ thiết kế website cho công ty, khách hàng

    BRAVOLAW là đơn vị hàng đầu về tư vấn, thiết kế...
  • chung nhạn hang viet nam chat luong cao 2024

    Dịch vụ Chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2023-2024

    Từ tháng 06 năm 2023 chương trình hàng Việt Nam...

Trụ sở Hà Nội

ĐC:Số Số 55A Huỳnh Thúc Kháng (kéo dài), phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội,Việt Nam.
Hotline: 1900 6296
Email: [email protected]

Chi nhánh Hải Phòng

ĐC: 851 -Tôn Đức Thắng, Phường Sở Dầu, Quận Hồng Bàng
Hotline: 1900 6296 Email: [email protected]
DMCA.com Protection Status

Chi nhánh Hồ Chí Minh

Số 383 Võ Văn Tần, Phường 4, Quận 3, HCM
Hotline: 1900 6296
Email: [email protected]

Chi nhánh Hải Dương

ĐC: 4/95 Phan Đình Phùng, Phường Cẩm Thượng
Hotline: 1900 6296 Email: [email protected]

Bản Đồ Công Ty

Fanpage FaceBook

© 2011 - 2018 All rights reserved. Designed by BRAVOLAW.

Trang tin(website) đang được xây dựng chạy thử nghiệm.Nội dung trên website chỉ mang tính chất tham khảo.
TOP

Pin It on Pinterest

Share This
  • Facebook
  • Twitter
  • Google+
  • Pinterest
  • reddit
  • VKontakte
  • LinkedIn
  • Tumblr
Hotline
19006296