Nhu cầu an toàn thực phẩm tăng cao cộng thêm các nước trong khối ASEAN có nền nông nghiệp lớn hàng đầu thế giới, là nơi cung cấp nông sản cho các nước trong khu vực và thị trường quốc tế. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng được quan tâm tại các nước trong khu vực ASEAN và các nước trên thế giới.
Trong cuộc họp lần thứ 4 của một đơn vị chuyên trách về các tiêu chuẩn của khối ASEAN trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ đang diễn ra tại Lào nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp của các quốc gia thành viên khối ASEAN và với mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm trên thị trường quốc tếvà gia tăng giá trị sản phẩm. Tham gia hội nghị lần này có đại diện từ Bộ Nông Nghiệp và PTNT Việt Nam cùng Tổ chức chứng nhận NHO – Việt Nam.
Nông nghiệp hữu cơ là gì?
Nông nghiệp hữu cơ hay còn gọi là canh tác hữu cơ là một hệ thống nông nghiệp thay thế bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20. nhằm phản ứng với các hoạt động canh tác thay đổi nhanh chóng; đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp.
Nông nghiệp hữu cơ được xác định bởi việc sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ như phân chuồng bón ruộng, phân xanh và bột xương;nhấn mạnh vào các kỹ thuật như luân canh và canh tác xen canh.
Yêu cầu chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn ASEAN
– Áp dụng sản xuất hữu cơ lâu dài, theo hướng sinh thái; có tính hệ thống và bền vững.
– Dựa trên các đặc tính sinh học của đất, đảm bảo độ phì cho đất. Nên sử dụng các loại phân chuồng, phân xanh; có thế luân canh hoặc xen canh để cải thiện dinh dưỡng cho đât.
– Giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh từ các hoạt động sản xuất. Ví dụ như các bao bì vật tư sau khi sử dụng xong nên tập kết lại một khu vực để xử lý; không xả thải trực tiếp ra môi trường, có thể gây ô nhiễm nguồn nước hay không khí…
- Vật tư đầu vào tránh sử dụng các chất tổng hợp (không sử dụng càng tốt) trong quá trình sản xuất hữu cơ. Ví dụ như các loại phân bón như NPK hay các loại thuốc bảo vệ thực vật… Không sử dụng.
- Không sử dụng các sản phẩm từ các công nghệ không có nguồn gốc tự nhiên như: Công nghệ biến đổi gen; Công nghệ chiếu xạ…
- Tránh các tác nhân ô nhiễm từ môi trường xung quanh như: Khu vực canh tác gần khu chăn nuôi, giết mổ tập trung; các khu công nghiệp hay nhà máy xử lý rác thải…
- Trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói và vận chuyển; các tổ chức, doanh nghiệp cần đảm bảo được tính chất hữu trong suốt quá trình đó.
Quy trình chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ
Quy trình ICB chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn chung của Asean gồm các bước sau:
Quy trình chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn ASEAN
Bước 1: Tư vấn và trao đổi thông tin
Bravolaw sẽ tư vấn các điều kiện để đạt chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn ASEAN, trao đổi những thông tin, hồ sơ chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng và chuẩn bị hồ sơ
Sau khi trao đổi thông tin về chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn ASEAN, Bravolaw tiến hành ký hợp đồng và cùng Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ
Bước 3: Khắc phục các hạn chế
Ở bước này Bravolaw sẽ tiến hành kiểm tra các điểm hạn chế để có thể được xét duyệt hồ sơ chứng nhận nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn ASEAN
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận
Bravolaw sẽ tiến hành thủ tục dịch vụ chứng nhận nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn ASEAN và bàn giao giấy chứng nhận cho Doanh nghiệp.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Hotline: 19006296
Email: [email protected]
Dịch vụ chứng nhận ISO cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Dịch vụ chứng nhận ISO 22000 – HACCP cho thực phẩm