Chào bạn. Có phải bạn đang muốn lựa chọn kinh doanh theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể nhưng bạn lại không biết hồ sơ, thủ tục cần chuẩn bị như thế nào? Và sau khi có Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh tiếp theo phải thực hiện các thủ tục gì? Để giải đáp những câu hỏi trên, Luật Bravolaw mời các bạn theo dõi bài viết sau:
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Căn cứ theo điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP hộ kinh doanh cá thể đucợ định nghĩa như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”
Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh cá thể không còn được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức kinh tế, thực hiện các hoạt động thương mại, tuy nhiên hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.
Khi thành lập hộ kinh doanh cá thể cần lưu ý những nội dung sau
Theo quy định tại Chương VIII của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Hộ kinh doanh cá thể có một số đặc điểm như sau:
- Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân giống như các loại hình doanh nghiệp khác;
- Mở hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc là cá nhân, bắt buộc các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;
- Hộ kinh doanh cá thể được phép đăng ký kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;
- Hộ kinh doanh cá thể sẽ không bị giới hạn việc sử dụng lao động
- Hộ kinh doanh cá thể có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.
- Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp: Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và nộp lệ phí môn bài hàng năm.
- Hộ kinh doanh cá thể không được phép sử dụng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT) mà chỉ được sử dụng hóa đơn bán hàng mua tại Cơ quan thuế.
- Hộ kinh doanh cá thể được phép chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH và công ty cổ phần. Theo đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh Quận/ Huyện nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty sẽ tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp.
Hồ sơ và thủ tục thành lập Hộ kinh doanh cá thể như sau
Đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể cần những gì ?
– Chuẩn bị 01 bản chứng minh nhân dân (CMND)/ Thẻ căn cước công dân (CCCD/ Hộ chiếu sao y công chứng không quá 03 tháng của chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình đăng ký doanh hộ cá thể.
– Thông tin đăng ký kinh doanh hộ cá thể dự kiến, bao gồm:
+ Cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể: HỘ KINH DOANH BRAVOLAW hoặc HỘ KINH DOANH TƯ VẤN BRAVOLAW
+ Địa chỉ hộ kinh doanh: 567/107/6 Lê Văn Khương, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh. (Cung cấp địa chỉ 5 cấp)
+ Danh mục ngành nghề kinh doanh hộ cá thể: Bán buôn đồ điện dân dụng, kinh doanh tạp hóa, dịch vụ ăn uống, kinh doanh quán cafe,…
Lưu ý: Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định thì phải bổ sung bản sao chứng chỉ hành nghề hoặc giấy chứng nhận góp vốn theo quy định của cơ quan nhà nước.
Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Bravolaw, chỉ cần cung cấp ngành kinh doanh chính, bộ phận pháp lý của Bravolaw sẽ tự soạn các ngành nghề theo đúng quy định của cơ quan nhà nước
+ Vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể: 10.000.000 đ (Mức vốn kinh doanh tùy theo nhu cầu của bạn. Theo kinh nghiệm của Luật Bravolaw các bạn nên để mức vốn thấp để khi làm hồ sơ thuế được áp doanh thu và mức thuế khoán sẽ có lợi hơn)
+ Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ kinh đình.
Hồ sơ mở hộ kinh doanh cá thể bao gồm những gì?
Hồ sơ xin cấp giấy phép hộ kinh doanh cá thể bao gồm những nội dung sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 theo thông tư số 01/2021);
– Chứng minh nhân dân (CMND)/ Thẻ căn cước công dân (CCCD/ Hộ chiếu sao y công chứng đối với chủ hộ kinh doanh và thành viên hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh cá thể trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp của các thành viên hộ gia đình về việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng nhau thành lập hộ kinh doanh cá thể;
– Giấy ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên gia đình làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng nhau mở hộ kinh doanh cá thể.
Các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định
Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin dự kiến thành lập hộ kinh doanh, các bạn cần tiến hành xin cấp giấy phép hộ kinh doanh cá thể theo các bước sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ mở hộ kinh doanh cá thể theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021
Bước 2: Sau khi sọan thảo hồ sơ hoàn chỉnh các bạn nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch UBND cấp Quận/Huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính bằng hình thức trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online.
Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì sẽ có văn bản trả lời lý do hồ sơ bị từ chối hoặc chuyên viên sẽ không nhận hồ sơ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 (Ba) ngày làm việc
Bước 4: Sau khi có kết quả giải quyết hồ sơ tại Ủy ban nhân dân Quận, Huyện các bạn có thể nhận giấy phép kinh doanh trực tiếp hoặc đăng ký nhận qua đường bưu điện.
Thủ tục sau khi thành lập hộ kinh doanh cá thể
Đăng ký cấp mã số thuế
Theo quy định trong Thông tư 95/2016 / TT-BTC tại Khoản 3 Điều 6, hộ kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trong thời gian 10 ngày kể từ ngày level được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
“Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh thực hiện hồ sơ đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu. Trường hợp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế trong thời hạn 10 (ngày) làm việc theo ngày được ghi giấy phép đăng ký kinh doanh. “
Như vậy, theo quy định trên thông thường sau khi có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì hộ kinh doanh phải liên hệ Chi cục nộp thuế để kê khai và nộp thuế.
Do đó, hiện nay để tạo sự thuận lợi cho dân chúng khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thì UBND quận / huyện sẽ thông báo qua Chi cục thuế để thực hiện việc đăng ký thuế và cấp giấy đăng ký mã số thuế cho hộ kinh doanh.
Đó là lý do vì sao trong hồ sơ đăng ký kinh doanh trở lại thời gian trở lại đây không còn yêu cầu Tờ khai đăng ký thuế và cũng có UBND không cần nộp tờ khai đăng ký thuế mà vẫn cấp giấy đăng ký thuế cho hộ kinh doanh.
Khai thuế ban đầu sau khi thành lập hộ kinh doanh cá thể
Sau khi đã có đầy đủ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và Giấy đăng ký mã số thuế tiếp theo phải thực hiện khai thuế ban đầu tại Cơ quan thuế quản lý để xác định mức thuế khoán cố định hàng tháng và thuế môn bài hàng năm cho hộ kinh doanh.
- Thuế Môn bài: Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định lệ phí môn bài mà hộ kinh doanh phải nộp trong năm 2020.
STT | Doanh thu (triệu đồng/năm) | Mức lệ phí |
1 | > 500 | 1.000.000 đồng |
2 | Từ 300 – 500 | 500.000 đồng |
3 | Từ 100 – 300 | 300.000 đồng |
Lưu ý: Theo nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ được miễn lệ phí môn bài từ ngày 25/2/2020.
- Thuế GTGT và Thuế TNCN: Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, tùy từng ngành, lĩnh vực kinh doanh mà tỷ lệ thuế được quy định khác nhau, cụ thể:
Lĩnh vực | Tỷ lệ thuế GTGT | Tỷ lệ thuế TNCN |
Phân phối, cung cấp hàng hóa | 1% | 0,5% |
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu | 5% | 2% |
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu | 3% | 1,5% |
Hoạt động kinh doanh khác | 2% | 1% |
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị kê khai thuế ban đầu
– 01 Bản giấy phép hộ kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế photo kèm theo bản chính để đối chiếu
– 01 bản chứng minh nhân dân (CMND)/ Thẻ căn cước công dân (CCCD/ Hộ chiếu sao y công chứng không quá 03 tháng của chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình đăng ký doanh hộ cá thể.
– Tờ khai lệ phí môn bài cho Hộ kinh doanh mới thành lập.
– Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh mẫuu số 01/CNKD theo Thông tư 40/2021/TT-BTC
Quy trình khai thuế ban đầu của hộ kinh doanh
Để tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu của hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cá thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị 02 bộ hồ sơ tại mục thành phần hồ sơ nêu trên.
Bước 2: Liên hệ bộ phận 1 cửa hoặc các bộ quản lý thuế – Đội thuế liên phường/ xã – Chi cục thuế nơi Hộ kinh doanh đặt trụ sở để nộp hồ sơ.
Bước 3: Sau khi Cán bộ thuế xem xét hồ sơ sẽ ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận mức kê khai doanh thu trong tờ khai thuế của hộ kinh doanh hoặc có thể cán bộ thuế quản lý phải kiểm tra thực tế tại địa chỉ kinh doanh sau đó mới ra quyết định.
Bước 4: Sau khi nhận được Quyết định về mức thuế khoán phải nộp hàng tháng thì hộ kinh doanh căn cứ vào đó để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế khoán hàng tháng vào ngân sách nhà nước.
Lưu ý: Nếu hộ kinh doanh có đăng ký mua hóa đơn để xuất hàng tháng thì cuối quý phải kê khai doanh thu, nộp thêm thuế trên doanh thu hóa đơn và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho Cơ quan thuế.
Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể của Luật Bravolaw
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về vấn đề các thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2021 để bạn có thể tự mình thực hiện các thủ tục. Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900 6296 để được tư vấn trực tiếp.
Nếu các bạn đang có ý định thành lập hộ kinh doanh mà cảm thấy thủ tục hành chính quá rườm rà và phức tạp thì có thể tham khảo sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể của Luật Bravolaw để tiết kiện thời gian.
Trên đây là nội dung chia sẻ về dịch vụ thành lập Hộ kinh doanh cá thể cùng với chi phí thực hiện các thủ tục trong quy trình thành lập hộ kinh doanh. Hy vọng bài viết trên đây sẻ là nguồn thông tin hữu ích, cho những bạn thắc mắc về chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể là bao nhiêu? hay thành lập hộ kinh doanh hết bao nhiêu tiền?. Nếu còn vướng mắc vấn đề gì? hãy liên hệ trực tiếp với Luật Bravolaw để nhận được tư vấn cụ thể và kịp thời bạn nhé!