Doanh nghiệp tư nhân được hiểu là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
Hạn chế của doanh nghiệp tư nhân là không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân trên phạm vi toàn quốc. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Bên cạnh những mặt hạn chế, doanh nghiệp tư nhân cũng có những ưu điểm và điều kiện thành lập riêng. Trong nội dung bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân theo Luật Doanh nghiệp 2020.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
Chủ thể thành lập doanh nghiệp: Cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tên doanh nghiệp tư nhân: Khi đặt tên doanh nghiệp tư nhân cần tránh trường hợp bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp tư nhân bao gồm 2 thành tố: tên loại hình và tên riêng. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là doanh nghiệp tư nhân “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN”.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng phải được gắn tại địa chỉ trụ sở chính.
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân được kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm và áp mã ngành theo hệ thống ngành nghề kinh tế cấp 4.
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Bước 1: Lựa chọn thông tin thành lập doanh nghiệp tư nhân, chuẩn bị giấy tờ cần thiết.
Khách hàng cần chuẩn bị những thông tin ban đầu của công ty như: Tên gọi, địa chỉ trụ sở chính của công ty, mức vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh…
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Sau khi đã nhận được thông tin mà khách hàng cung cấp kèm theo giấy tờ cá nhân công chứng, Bravolaw sẽ tiến hành soạn thảo chi tiết bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân lên cơ quan nhà nước
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Bước 4: Nhận kết quả thành lập doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp sẽ tới trực tiếp bộ phận trả kết quả để nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân, kèm theo đó là thông báo của cơ quan thuế về việc thành lập doanh nghiệp.
Bước 5: Đặt dấu và công bố mẫu dấu công ty
Doanh nghiệp liên hệ với công ty làm dấu để được hỗ trợ đặt dấu pháp nhân cho công ty. Sau đó, tiến hành làm thủ tục công bố mẫu dấu công ty lên cơ quan nhà nước để quản lý mẫu dấu. Mẫu dấu sẽ được đăng tải công khai trên trang dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 5: Thực hiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
– Kê khai và nộp tờ khai lệ phí môn bài: Hiện nay theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 139/2016, các doanh nghiệp thành lập từ ngày 25/02/2020 được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập. Từ các năm sau trở đi thời hạn nộp lệ phí môn bài và tờ khai môn bài là từ ngày 01/01 đến 30/01 hàng năm.
– Treo biển hiệu công ty (Bắt buộc phải treo tại địa chỉ trụ sở chính sau khi thành lập);
– Mua chữ ký số để kê khai thuế hàng quý. Hiện nay theo quy định các doanh nghiệp kê khai và nộp tờ khai thuế qua mạng bằng chữ ký số. Chữ ký số có của các đơn vị cung cấp như: Viettel, Newca, VNPT…
– Làm hóa đơn điện tử (nếu doanh nghiệp có nhu cầu xuất hóa đơn)
Hiện nay theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ–CP, nếu doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/11/2018 trở đi hoặc doanh nghiệp thành lập trước thời điểm này mà chưa làm hóa đơn giấy, nếu có nhu cầu sử dụng hóa đơn thì sẽ tiến hành làm hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử có giá trị giống như hóa đơn giấy.
Mọi khó khăn, vướng mắc về thành lập công ty tư nhân Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.6296 hoặc gửi email để được Bravolaw hỗ trợ nhanh nhất và kịp thời nhất!