Xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa cần điều kiện gì? Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần thực hiện các bước nào? Ngành Du lịch tại Việt Nam đang có sự tiến triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, bên cạnh đó các quy định về giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa đối với chủ đầu tư đang là chủ đề được nhiều lượt quan tâm, nhất là khâu chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục. Bài viết dưới đây Luật Bravolaw sẽ hướng dẫn bạn thực hiện đăng ký giấy phép lữ hành nội địa.
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa là gì?
Muốn xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa bạn cần thỏa các điều kiện sau:
- Là công ty/doanh nghiệp được thành lập doanh nghiệp căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, có 2 điều cần làm như sau:
- Địa điểm: tại ngân hàng
- Mức ký quỹ đối với lĩnh vực lữ hành nội địa : 20.000.000 đồng
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải đảm bảo các điều gồm có :
- Người phụ trách cần : Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành
- Người phụ trách cần: Tốt nghiệp trung cấp trở lên nhưng chuyên ngành khác phải đính kèm thêm chứng
Tham khảo những bằng cấp của người phụ trách phải có dưới đây:
STT | Bằng cấp người phụ trách kinh doanh cần đáp ứng |
1 | Về ngành, nghề Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
2 | Ngành, nghề Quản trị lữ hành |
3 | Ngành, nghề Điều hành tour du lịch |
4 | Ngành, nghề Marketing du lịch |
5 | Ngành, nghề Du lịch |
6 | Ngành, nghề Du lịch lữ hành |
7 | Ngành, nghề Quản lý và kinh doanh du lịch |
8 | Ngành, nghề Quản trị du lịch MICE |
9 | Ngành, nghề Đại lý lữ hành |
10 | Ngành, nghề hướng dẫn du lịch |
11 | Ngành, nghề, chuyên ngành có cụm từ “du lịch”, “hướng dẫn du lịch”, “lữ hành“, do Cơ sở giáo dục tại Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm mà Thông tư số 06/2017 ngày 15/12/2017 của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch này có hiệu lực |
12 | Ngành, nghề, chuyên ngành có cụm từ “du lịch”, “hướng dẫn du lịch”, “lữ hành” do cơ sở nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp |
Thông tin hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Soạn thảo theo mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dịch vụ lữ hành nội địa.
Cung cấp mẫu giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành của công ty/doanh nghiệp.
Bảo sao công chứng về quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực lữ hành nội địa với người phụ trách kinh doanh.
Kèm theo bảo sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh.
Làm thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Bước 1: Chuẩn bị tất cả thông tin/giấy tờ bỏ vào hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan nơi mà doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh
Bước 3: Chờ đợi và nhận kết quả từ cơ quan nhà nước – nơi mà bạn nộp
Đọc thêm: Dịch vụ tư vấn thành lập công ty du lịch lữ hành
Câu hỏi thường gặp cần giải đáp
Định nghĩa về kinh doanh lữ hành nội địa là gì?
Kinh doanh lữ hành nội địa được hiểu đơn giản là việc các doanh nghiệp hoạt động và cung cấp các tour du lịch cho khách hàng của mình di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác trên lãnh thổ của một đất nước, cụ thể là Việt Nam.
Quyền của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa là gì?
-
- Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch theo phạm vi kinh doanh được quy định trong giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
- Đảm bảo duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 của Luật du lịch 2017, công khai tên công ty/doanh nghiệp. số giấy phép kinh doanh triển biển hiệu treo tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và ngay cả trong giao dịch điện tử
- Thông báo nếu có thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, kèm theo việc gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước – nơi mà bạn đặt trụ sở, trong thời hạn 15 ngày tính kể từ ngày thay đổi
- Cung cấp các thông tin như chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách đi du lịch
- Trong trường hợp thực hiện chương trình du lịch cần mua bảo hiểm cho khách du lịch, chỉ trừ trường hợp khách hàng đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch thì không cần mua
- Công ty/ doanh nghiệp sử dụng người hướng dẫn viên du lịch nhằm hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành, bên cạnh đó chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khác du lịch theo hợp đồng.
- Chấp hành, phổ biến hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của địa điểm du lịch, nếu có trường hợp xảy ra vi phạm công ty/doanh nghiệp nên phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời trong thời gian tham gia chương trình du lịch
- Công ty/doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Nên áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách du lịch. khắc phục hậu quả nếu có rủi ro, tai nạn xảy ra và thông báo với cơ quan nhà nước để kịp thời xử lý, giải quyết vấn đề.
- Quản lý khách du lịch của doanh nghiệp theo chương trình du lịch đã thỏa thuận giữa đôi bên.