Khi xã hội phát triển, con người dám nghĩ, dám làm nhiều hơn, thì các doanh nghiệp cũng được sinh ra ngày càng nhiều. Và thủ tục thành lập doanh nghiệp được quan tâm rất nhiều. Bài này, Luật Bravolaw sẽ hướng dẫn làm giấy phép kinh doanh chi tiết cho bạn.
Một hướng dẫn làm giấy phép kinh doanh rõ ràng, cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tốn ít thời gian, công sức trong lúc thành lập doanh nghiệp. Để làm giấy phép kinh doanh nhanh nhất, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nhất có thể. Vậy thì bạn cùng mình đi vào chi tiết bên dưới nhé.
Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là giấy mà sẽ được cấp cho doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. Giấy phép kinh doanh thường được cấp sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Rất nhiều người nhầm lẫn giấy phép kinh doanh chính là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nên thường bỏ qua thủ tục này. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) không phải là giấy phép kinh doanh. Bởi vì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là việc các cá nhân, tổ chức đi đăng ký. Còn giấy phép kinh doanh là việc các cá nhân, tổ chức đi xin phép. Nếu bạn bỏ qua bước đi xin cấp giấy phép kinh doanh, thì vô tình bạn đã vi phạm pháp luật rồi đấy.
Ngành nghề nào cần đăng ký hướng dẫn làm giấy phép kinh doanh
Theo phụ lục IV, Luật Đầu tư năm 2020 quy định 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm các lĩnh vực sau:
- An ninh quốc phòng
- Tư pháp
- Tài chính
- Công Thương
- Lao động, Thương Binh, Xã hội
- Giao thông vận tải
- Xây dựng
- Thông tin và Truyền thông
- Giáo dục và Đào tạo
- Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
- Y tế
- Khoa học và Công nghệ
- Văn hóa, Thể thao & Du lịch
- Tài nguyên và Môi trường
- Ngân hàng
Doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh tại đâu?
Không giống như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần phải xác định được nơi đăng ký giấy phép kinh doanh trước khi tiến hành thủ tục đăng ký.
Vì có nhiều loại hình doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh khác nhau, nên việc đăng ký và quản lý đăng ký sẽ do nhiều cơ quan và cấp thẩm quyền khác nhau tiến hành. Thông thường, các cơ quan có thẩm quyền chuyên ngành cụ thể sẽ cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
Hướng dẫn làm giấy phép kinh doanh
Mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có những điều kiện và thủ tục xin giấy phép khác nhau, nhưng nhìn chung thì sẽ có các giấy tờ sau:
- 1 tờ đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện cho doanh nghiệp,
- 1 bản sao giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có ngành nghề đăng ký kinh doanh,
- Phương án kinh doanh,
- Điều lệ công ty,
- Chương trình kinh doanh,
- Giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của người điều hành hoạt động kinh doanh,
- Các giấy tờ tùy thân của người đứng đầu doanh nghiệp và các thành viên trong công ty.
Bao lâu thì sẽ nhận được giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh dành cho doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có đißều kiện, nên thời gian cấp phép thường lâu. Nếu cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ mất 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, thi giấy phép kinh doanh cần từ 10 – 20 ngày tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh.
Chi phí, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh
Thường thì các loại giấy phép kinh doanh được cấp cho doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện sẽ tốn thêm phí phí thẩm định (thẩm định hồ sơ và thẩm định cơ sở). Và tuỳ vào mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có các chi phí khác nhau.
Ngoài ra, có thể phát sinh thêm các chi phí mềm, chi phí đi lại cho đoàn thẩm định. Do đó, bạn hãy đọc kĩ hướng dẫn làm giấy phép kinh doanh để hạn chế nhất chi phí khi làm sai hồ sơ, thủ tục.
Hậu quả pháp lý nếu ko có giấy phép kinh doanh
Nếu doanh nghiệp của bạn kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không có giấy phép kinh doanh thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 VNĐ đến 15.000.000 VNĐ tuỳ vào lĩnh vực và quy mô. Đây là một hình phạt khá nặng, nên các cá nhân, tổ chức nên tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.