
Sự thay đổi liên tục của Luật doanh nghiệp cùng các thông tư, nghị định mới ban hành đã làm cho nhiều người gặp phải những khó khăn khi nộp hồ sơ thành lập công ty. Qua bài viết này, Luật Bravolaw xin gửi đến Quý khách hàng hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, tránh những sai sót, trả lại hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hãy cùng tham khảo nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này nhé!
1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
– Để thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty thành công, việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Có như vậy thì việc nộp hồ sơ thành lập công ty mới thuận lợi và không bị từ chối. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp thì thành phần hồ sơ thành lập công ty sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, dù là loại hình nào thì về cơ bản công ty cũng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu có sẵn;
- Dự thảo điều lệ công ty thể hiện đầy đủ các chữ ký của người thành lập công ty;
- Bản sao y công chứng hộ chiếu/ CMND/ căn cước công dân hoặc hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ khác nếu thành viên/cổ đông là cá nhân. Hoặc bản sao y công chứng quyết định thành lập/ giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc tài liệu chứng thực pháp nhân tương đương khác nếu thành viên/cổ đông là tổ chức.
- Danh sách thành viên góp vốn nếu mở công ty TNHH hoặc danh sách cổ đông sáng lập nếu mở công ty cổ phần.
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người thành lập doanh nghiệp không trực tiếp nộp hồ sơ.
2. Quy trình nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
– Hình thức nộp hồ sơ: Để nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty, người thành lập có thể lựa chọn 01 trong 03 hình thức là : nộp hồ sơ trực tiếp, nộp hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến thông qua hệ thống công của Sở kế hoạch đầu tư. Người thành lập doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục thành lập công ty thay cho mình. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách quy trình nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty bằng cả 03 cách thức trên.
– Quy trình thực hiện:
Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp:
– Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ mang theo toàn bộ hồ sơ được liệt kê tại Mục 1 và lệ phí nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xử lý là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ : từ 7 giờ 30 sáng đến 11 giờ 30 từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết).
– Người nộp hồ sơ sẽ đưa bộ hồ sơ để vào quầy số 1 và chờ gọi tên rồi đến quầy số 2 để đóng lệ phí theo đúng hướng dẫn; Sau đó, người nộp hồ sơ sẽ ra ghế ngồi chờ đến số thứu tự tại quầy sẽ xử lý hồ sơ của mình. Hồ sơ chỉ được nhận khi có đầy đủ các hồ sơ được liệt kê ở Mục 1, có biên lai đóng lệ phí và tờ khai thông tin đã được điền đầy đủ theo quy định. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp biên nhận thông báo ngày trả giấy phép là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong trường hợp cần điều chỉnh hay sửa đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do hoặc yêu cầu điều chỉnh bổ sung hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua đường bưu chính.
– Trường hợp này, doanh nghiệp cũng thực hiện giống như trường hợp 1 nhưng đăng ký cơ quan bưu chính nhận hồ sơ để gửi đến cho phòng đăng ký kinh doanh cũng như trả giấy phép thông qua đường bưu chính. Trong trường hợp này, người thành lập doanh nghiệp sẽ không phải trực tiếp đến cơ quan cấp phép để là việc. Tuy nhiên, nếu thực hiện cách này, thời gian cấp phép sẽ lâu hơn vì phải chờ cơ quan chuyển phát đến lấy hồ sơ cũng như trả kết quả.
Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử:
– Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ kê khai thông tin và đính kèm bản scan hồ sơ tại Mục 1 lên trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau đó, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp biên nhận cho chủ tài khoản. Sau khoảng thời hạn xử lý là 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, chủ tài khoản đăng ký kinh doanh sẽ nhận được thông báo chấp thuận hồ sơ và chỉ cần mang theo bản chính bộ hồ sơ đã scan lên phòng đăng ký kinh doanh để nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ có nghĩa vụ kiểm tra tính đòng nhất giữa hồ sơ đã gửi qua đường bưu chính và hồ sơ trực tiếp. Nếu hai bản này là đồng nhất sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cơ quan cấp phép gửi thông báo chấp thuận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho chủ tài khoản, mà cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn không nhận được bản chính hồ sơ thì hồ sơ của doanh nghiệp nộp qua mạng điện tử coi như bị tự động hủy theo quy định.
– Thời hạn xử lý: 03 ngày làm việc.
– Lệ phí:
- Trường hợp 1 và trường hợp 2 là 100.000 đồng/lần (chưa kể phí chuyển phát)
- Trường hợp 3: Miễn phí
Nếu Qúy khách hàng cần tư vấn thêm về vấn đề nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp hay muốn sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của Luật Bravolaw để tiết kiệm thời gian và công sức, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 1900 6296 để được các chuyên viên hổ trợ tư vấn nhiệt tình và chính xác nhất nhé!