Giải thể chi nhánh phụ thuộc là thủ tục bắt buộc phải thực hiện khi bạn muốn giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Việc giải thể doanh nghiệp luôn là lựa chọn cuối cùng để đẩy lùi tình trạng khủng hoảng trong quá trình kinh doanh không hiệu quả của doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm về thủ tục giải thể chi nhánh trong nội dung bài viết dưới đây của Luật Bravolaw để thực hiện thủ tục này chính xác nhất.
Giải thể là gì?
Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ tài sản đối với các bên có liên quan. Thủ tục giải thể doanh nghiệp được hướng dẫn và quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp lý khác
Thủ tục giải thể chi nhánh phụ thuộc doanh nghiệp
Để chấm dứt hoạt động của chi nhánh thông qua thủ tục giải thể chi nhánh phụ thuộc, bạn phải thực hiện theo đúng trình tự pháp lý để nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ giải thể chi nhánh doanh nghiệp
Thủ tục giải thể chi nhánh phụ thuộc của doanh nghiệp yêu cầu hồ sơ bao gồm một số các tài liệu sau:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh
- Quyết định của doanh nghiệp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh
- Con dấu của chi nhánh (nếu có)
- Các giấy tờ liên quan khác
Trình tự thực hiện giải thể chi nhánh phụ thuộc doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giải thể chi nhánh, bạn tiến hành nộp hồ sơ Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư nơi đặt chi nhánh. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Các thủ tục đi kèm khác khi giải thể chi nhánh
Bạn cần trả lại con dấu chi nhánh (nếu có) và thực hiện thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh trực thuộc. Theo hướng dẫn tại điểm b Khoản 1 Điều 17 Thông tư 95/2016/TT-BTC, hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với đơn vị trực thuộc bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền;
- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu
Hỗ trợ dịch vụ giải thể chi nhánh, giải thể doanh nghiệp
Để giúp bạn vượt qua mọi khó khăn, vướng mắc khi phải thực hiện thủ tục giải thể chi nhánh, giải thể doanh nghiệp; Luật Bravolaw cung cấp các dịch vụ pháp lý như:
- Tư vấn, chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho thủ tục giải thể
- Theo dõi sát tiến trình thực hiện hồ sơ để cập nhật thông tin kịp thời
- Thực hiện các thủ tục bắt buộc đi kèm như: Chấm dứt mã số thuế, quyết toán thuế, báo cáo thuế, trả con dấu, thanh hủy hóa đơn,…
- Thay mặt bạn nhận các thông báo từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phản hồi chính xác và nhanh chóng
- Nhận biên bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Tiến hành đăng báo giải thể.
Với hơn 10 năm hoạt động, đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý của Luật Bravolaw luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối với doanh nghiệp. Không chỉ ở thủ tục giải thể chi nhánh phụ thuộc, dịch vụ giải thể công ty nhanh, Luật Bravolaw hỗ trợ tất cả các vấn đề pháp lý doanh nghiệp khác mà bạn có nhu cầu. Liên hệ qua sôs 1900 6296 trao đổi thêm với chúng tôi ngay hôm nay.