Kinh doanh nhưng không thành lập doanh nghiệp có được không? Có nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp hay không? Câu trả lời là kinh doanh có thể không thành lập doanh nghiệp, nhưng việc thành lập doanh nghiệp là vô cùng cần thiết để tạo nên sự thành công trong kinh doanh. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra lợi ích khi thành lập doanh nghiệp, trả lời rõ hơn các câu hỏi trên cho các bạn, hãy theo dõi cùng Luật Bravolaw nhé.
Những lợi ích khi thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một pháp nhân được nhà nước cấp giấy phép kinh doanh hoạt động. Khi thành lập doanh nghiệp có nhiều lợi ích, sau đây là một số lợi ích điển hình:
- Các hoạt động kinh doanh được nhà nước cho phép và bảo vệ. Chỉ khi thành lập công ty, người kinh doanh mới có Mã số doanh nghiệp và Mã số thuế, có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập, có tư cách pháp nhân. Nghĩa là được Nhà nước công nhận và xác định là có tồn tại, có vốn, có chức năng kinh doanh các ngành nghề như đã đăng ký. Các đối tác sẽ yên tâm hơn nhiều khi ký kết hợp đồng với một doanh nghiệp, thay vì một cá nhân nhỏ bé.
- Có con dấu pháp nhân riêng giúp cho các hoạt động ký kết hợp đồng diễn ra an toàn và hợp pháp hơn. Từ đó tăng độ uy tín với khách hàng hơn.
- Chỉ Doanh nghiệp mới được phép xuất hóa đơn, các cá nhân không thể thực hiện được việc này.
- Việc thành lập công ty dễ dàng hơn trong việc huy động vốn. Các cá nhân cùng muốn kinh doanh có thể dễ dàng tiến hành góp vốn hoặc cũng có thể góp vốn vào một Doanh nghiệp đang tồn tại,…. Việc góp vốn vào Doanh nghiệp sẽ được cơ quan nhà nước chứng nhận, chính vì vậy các cá nhân có thể yên tâm về việc được đảm bảo các quyền và nghĩa vụ.
- Một Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức, quản lý rõ ràng, minh bạch, với các quyền, nghĩa vụ của các thành viên góp vốn/ cổ đông, các chức danh quản lý quan trọng được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014.
- Tạo công ăn việc làm cho nhiều người, đóng góp nhiều lợi ích cho xã hội, với việc sử dụng trên 10 lao động theo quy định của pháp luật bạn phải đăng ký hình thức doanh nghiệp.
Hơn nữa, không phải lĩnh vực nào cá nhân cũng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, như kinh doanh bất động sản, thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp,đăng ký thành lập sàn thương mại điện tử,…là những ngành nghề bắt buộc chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp hoặc tổ chức. Việc kinh doanh mà không thành lập doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt với những người xác định kinh doanh lâu dài, bài bản, có định hướng phát triển lớn mạnh.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Sau khi xác định rõ ràng mục đích kinh doanh, định hướng mở công ty, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty, hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức.
Để có thể phát triển việc kinh doanh thuận lợi, lâu dài, các nhà đầu tư cần phải thành lập doanh nghiệp- đó chính là chiến lược lớn tạo nên bước ngoặt thành công trong kinh doanh. Quý khách hàng nếu biết được lợi ích khi thành lập doanh nghiệp và mong muốn thành lập cho mình một doanh nghiệp haytư vấn thành lập công ty miễn phí thì còn chờ đợi gì nữa, hãy liên hệ Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp thắc mắc.