Hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển. Nhu cầu thành lập công ty ngày càng nhiều. Vậy khi thành lập công ty có cần lưu ý gì không? Hãy cùng Luật Bravolaw tìm hiểu thông qua bài viết Lưu ý khi thành lập công ty dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp
Lưu ý khi thành lập công ty
Khi thành lập công ty cần lưu ý một số vấn đề như:
Thứ nhất, lựa chọn loại hình công ty:
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì có các loại hình công ty như sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những đặc điểm pháp lý khác nhau nên tùy thuộc vào mục đích và điều kiện của từng nhà đầu tư mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp.
Thứ hai, lựa chọn ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh là những lĩnh vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động và phải đăng ký với cơ quan Nhà nước quản lý.
Doanh nghiệp được kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cầm, tuy nhiên tùy từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký và/hoặc sau khi đăng ký kinh doanh, ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, cách đặt tên công ty:
Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp thì nhà đầu tư có thể lựa chọn được tên công ty. Vì theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020
Thứ ba, lựa chọn địa điểm trụ sở công ty:
Khi đặt trụ sở công ty, nhà đầu tư nên lựa chọn những địa chỉ rõ ràng và lưu ý không chọn đặt trụ sở công ty tại các chung cư hoặc tập thể.
Lưu ý khi thành lập công ty cổ phần
Đặt tên cho công ty cổ phần
Tên tiếng Việt của công ty cổ phần bao gồm hai thành tố là “loại hình doanh nghiệp” và “tên riêng”
Khi đặt tên công ty cần kiểm tra tên công ty đã tồn tại hay chưa? Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố.
Trụ sở của công ty cổ phần
Địa điểm kinh doanh của công ty bao gồm địa điểm trụ sở chính của công ty thành lập và cả địa điểm của các cơ sở kinh doanh của công ty.
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố hoặc Tên xóm, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Trong trường hợp nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Hiện nay pháp luật quy định 3 loại ngành nghề kinh doanh chính. Vì vậy khi thành lập công ty phải lưu ý. Cụ thể như sau
- Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Với các ngành, nghề hoạt động kinh doanh có điều kiện; thì tùy từng ngành, nghề kinh doanh mà công ty sẽ được yêu cầu như: Xin giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp cho ngành kinh doanh đó hay phải đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hộị….
- Các ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định:
Đối với từng ngành nghề cụ thể cần quy định rõ mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp. Mức vốn pháp định được xác định theo từng ngành nghề; kinh doanh cụ thể, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp và được thông qua bởi các văn bản dưới luật do cơ quan nhà nước ban hành.
- Các ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà chủ sở hữu hay người quản lí công ty cần có chứng chỉ hành nghề. Do đó, việc xác định ngành nghề kinh doanh là rất quan trọng cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải chắc chắn rằng mình có thể thỏa mãn các điều kiện pháp lý để có thể xin được giấy chứng nhận đăng ký kinh.
Xác định nguồn vốn điều lệ của công ty cổ phần
Doanh nghiệp được tự đưa ra mức vốn điều lệ. Tuy nhiên, không nên đưa ra mức thực tế không có thật bởi nếu bị phát hiện thì doanh nghiệp sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp Luật.
Lưu ý khi thành lập công ty TNHH
Đặt tên cho Công ty
– Tên tiếng Việt của công ty phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Loại hình doanh nghiệp: được viết là “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “Công ty TNHH”;
+ Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước nước ngoài phải được tạo thành từ Hệ chữ cái Latinh
– Tên tiếng Việt, tên nước ngoài cũng như tên viết tắt của Doanh nghiệp không được trùng; với tên tiếng Việt, tên nước ngoài cũng như tên viết tắt của Doanh nghiệp khác đã đăng ký; trừ những doanh nghiệp đã giải thể; hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
– Trước khi đăng ký tên công ty; nên tham khảo tên của các doanh nghiệp; đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:
– Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận; hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký theo quy định của Pháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
Trụ sở của công ty
Địa chỉ Trụ sở chính của công ty phải được xác định, gồm: số nhà; ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận; thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại; số fax và thư điện tử (nếu có).
Đăng ký ngành, nghề kinh doanh
Ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không bị pháp luật cấm kinh doanh. (Ngành nghề bị cấm như: Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang; quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang; Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ; Kinh doanh chất ma tuý,…)
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh; những ngành nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề thì người quản lý; điều hành doanh nghiệp đối với (Công ty TNHH) phải có chứng chỉ hành nghề.
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp; hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH.
Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định; doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu (Vốn pháp định) để hoạt động trong ngành, nghề đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Lưu ý khi thành lập công ty. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vui lòng liên hệ ngay số điện thoại: 1900 6296 để được giải đáp thắc mắc.