Mã số mã vạch hàng hoá
Mã số mã vạch hàng hoá tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch hàng hoá (MSMV). Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.
Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch hàng hóa tại việt nam do bravolaw cung cấp nhanh chóng và hiệu quả với đội ngũ luật sư và tư vấn viên uy tín với nhiều năm kinh nghiệm.
Mã số mã vạch hàng hoá
Mã số mã vạch hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Mã số là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá, mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá. Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm, chất lượng hay giá cả của hàng hoá.
Hiện nay, trong thương mại trên toàn thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hoá sau:
– Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.), được sử dụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang sử dụng ở Mỹ và Canada.
– Hệ thống EAN được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Chính vì lý do này nên từ năm 1977, EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International), đến tháng 2/2005 đổi tên thành GS1 (One Global Standard – Một Tổ chức tiêu chuẩn toàn cầu)
Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)
Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau (từ trái sang phải): Mã quốc gia (hai hoặc ba con số đầu), mã doanh nghiệp (có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số), mã mặt hàng (có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp), số kiểm tra C. Mã số EAN-8 gồm 8 con số có cấu tạo gồm: mã quốc gia (3 số đầu), mã mặt hàng (bốn số tiếp theo) và số cuối cùng là số kiểm tra. Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không đủ chỗ ghi mã EAN-13 (ví dụ như thỏi son, chiếc bút bi). Các doanh nghiệp muốn sử dụng mã số EAN-8 trên sản phẩm của mình cần làm đơn xin mã tại Tổ chức mã số quốc gia (GS1-VN). Tổ chức mã số quốc gia sẽ cấp trực tiếp và quản lý mã số mặt hàng (gồm 4 con số) cụ thể cho doanh nghiệp.
Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét có thể đọc được.
Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN. Mã vạch EAN là loại mã vạch sử dụng riêng để thể hiện mã số EAN.
Muốn có MSMV trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải gia nhập GS1 Việt Nam. GS1 Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm. Để được là thành viên của GS1 Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này được quy định trong Thông tư số 88/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/10/2002 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
Việt Nam là thành viên của tổ chức GS1 Quốc tế từ năm 1995, được cấp mã quốc gia là 893. Đến năm 2005 trên cả nước có tổng số 4598 doanh nghiệp sử dụng MSMV EAN; mã rút gọn là 200; mã UPC là 19. Việc sử dụng MSMV được áp dụng trong tất cả các ngành công nghiệp, nhất là ngành thực phẩm, xuất bản, dược phẩm, thuỷ sản; trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý và bán lẻ…
Tổ chức có trách nhiệm cấp và quản lý MSMV tại Việt Nam là Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng (theo quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa bọc và Công nghệ ban hành ngày 23/8/2006 – Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch). Các doanh nghiệp muốn sử dụng MSMV phải đăng ký sử dụng MSMV tại các cơ quan được Tổng cục TCĐLCL chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV (sau đây gọi là Tổ chức tiếp nhận hồ sơ). Hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV gồm:
– Bản đăng ký sử dụng MSMV;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;
– Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (theo mẫu).
– Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR).
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có nhu cầu sử dụng MSMV xin liên hệ tại Chi Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng để biết thêm các thủ tục đăng ký và sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm của mình.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, đặc biệt Việt Nam sắp sữa trở thành thành viên chính thức của WTO (khoảng tháng 11/2006), tự do hoá thương mại đang là vấn đề cần thiết của các quốc gia. Các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải giảm chi phí từ các khâu sản xuất đến phân phối cho người tiêu dùng nhằm hạ giá thành sản phẩm. Việc quản lý sản phẩm hàng hoá bằng mã số mã vạch sẽ là làm tăng năng suất và hiệu quả trong quá trình phân phối và bán hàng. Chính vì vậy việc đăng ký và quản lý sản phẩm hàng hoá bằng mã số mã vạch là cần thiết của các doanh nghiệp.
Hãy liên hệ với Bravolaw để được tư vấn miễn phí về mã số mã vạch hàng hóa và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!
Địa chỉ : P.201, Tòa Nhà 17T10, P. Nguyễn Thị Định, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline : 093 669 0123 – 0947074169 – 04 668 607 96 – 04 668 607 97