Đời sống ngày càng phát triển kéo theo đó là các nhu cầu nâng cao hơn được chú trọng. Trong đó nhu cầu về mỹ phẩm đã và đang trở thành nhu cầu chính đáng của con người. Nắm bắt được tâm lý đó mà việc đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này cũng như thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm hứa hẹn đem lại nguồn lợi nhuận lớn. Vì vậy những doanh nhân đang có mong muốn kiếm tìm một thị trường tiềm năng phát triển cao thì đây sẽ là một cơ hội có tính khả thi cao đặc biệt là những ai mong muốn trở thành chủ doanh nghiệp, chủ công ty mới. Cùng Luật Bravolaw chia sẻ một số kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm qua bài viết dưới đây.
Kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu
Đối với việc thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu thì ngoài việc thực hiện các thủ tục để thành lập một doanh nghiệp cơ bản, chủ công ty còn cần đáp ứng để kiện để được phép nhập khẩu mỹ phẩm. Cụ thể theo quy định tại Điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm thì: “Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận”.
Sản xuất mỹ phẩm
Đối với việc thành lập công ty để tiến hành các hoạt động sản xuất mỹ phẩm thì cơ sở đó nhất thiết phải đáp ứng được yêu cầu về giấy chứng nhận. Ở đây không chỉ bao gồm giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp mà còn đặc thù ở giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Để được cấp loại giấy chứng nhận này thì trước hết cơ sở cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP về điều kiện sản xuất mỹ phẩm, bao gồm:
* Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
* Điều kiện về cơ sở vật chất:
– Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
– Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
* Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
– Nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất
– Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
– Các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất phải có tiêu chuẩn chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất
– Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm
– Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm
– Có hệ thống lưu giữ hồ sơ tài liệu.
Điều kiện khác khi thành lập công ty mỹ phẩm
Ngoài những yêu cầu đặc thù đối với ngành, nghề kinh doanh này thì việc thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm vốn dĩ cũng là thủ tục đăng ký doanh nghiệp nói chung. Để được đăng ký doanh nghiệp thì không thể bỏ qua các yếu tố như: tên công ty, trụ sở chính, hồ sơ đăng ký, thủ tục sau đăng ký, vốn điều lệ, thành viên góp vốn, cổ đông, loại hình doanh nghiệp,… Đây chính là cơ sở để một công ty kinh doanh mỹ phẩm có thể có những hoạt động kinh doanh đầu tiên.
Nếu muốn biết chính xác hơn về những vấn đề xoay quanh việc thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm. Hay cần tư vấn thành lập công ty miễn phí. Bạn có thể trực tiếp liên hệ 1900 6296 về Luật Bravolaw để được hướng dẫn chi tiết.