Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập? là câu hỏi kinh điển của phần lớn các tổ chức, cá nhân trong buổi đầu khởi nhiệp. Bởi lẽ, một khi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào thì đồng nghĩa với việc quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sẽ gắn liền với loại hình doanh nghiệp đó.
Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập?
Để trả lời được câu hỏi này cần phải giải quyết hai vấn đề:
- Thứ nhất, có những loại hình doanh nghiệp nào?
- Ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp?
Các loại hình doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì có 4 loại hình doanh nghiệp điển hình sau:
- Doanh nghiệp tư nhân(DNTN): là doanh nghiệp do 01 cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 01 DNTN.
- Công ty hợp danh (Công ty HD): phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 01 tên chung (sau đây gọi chung là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
- Công ty cổ phần (Công ty CP): thành viên có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 03 cổ đông, không hạn chế tối đa.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH): gồm Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Công ty TNHH hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
Ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Ưu điểm:
- Thủ tục thành lập loại hình doanh nghiệp này đơn giản.
- Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp dễ dàng chủ động tăng giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tự do sử dụng lợi nhuận sau thuế.
- Chủ doanh nghiệp đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật dù đang cho thuê doanh nghiệp hoặc thuê người làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp. Ngay cả khi doanh nghiệp phá sản thì chủ doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình.
Công ty hợp danh
Ưu điểm:
- Các thành viên góp vốn vào công ty hầu hết đều có quen biết và tin tưởng lẫn nhau cùng góp vốn làm kinh doanh. Do đó việc quản lý dễ dàng hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Nhược điểm:
- Khác với thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Công ty TNHH
Ưu điểm:
- Với Loại hình doanh nghiệp này, thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Có tư cách pháp nhân kể từ khi nhận giấy đăng ký kinh doanh.
Nhược điểm:
- Loại hình doanh nghiệp này không có quyền phát hành cổ phiếu, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ hơn so với các công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.
Công ty Cổ Phần
Ưu điểm:
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần (khoản 3 điều 120, k1 điều 127 LDN 2020)
- Loại hình doanh nghiệp này có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, do đó việc huy động vốn trở lên dễ dàng, linh hoạt hơn và huy động được số vốn lớn hơn loại hình doanh nghiệp khác.
Nhược điểm:
- Do loại hình doanh nghiệp này không hạn chế cổ đông do đó dễ có sự phân hóa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích nên việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn.
- Việc thành lập loại hình doanh nghiệp này cũng phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác do bị ràng buộc bởi pháp luật về chế độ tài chính, kế toán.
Trên đây, là những tư vấn của Luật Bravolaw trong việc tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập. Hy vọng bạn sẽ có được sự lựa chọn ưng ý. Nếu băn khoăn hay còn điều gì lo lắng hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 để được tư vấn, giải đáp.