Tùy vào nguồn vốn và các điều kiện kinh doanh của mình mà quý khách lựa chọn nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh để phù hợp. Bài viết dưới đây Luật Bravolaw phân tích những ưu nhược điểm của từng loại hình công ty, quý khách hãy cân nhắc khi lựa chọn loại hình kinh doanh cho công ty của mình vì nó liên hệ trực tiếp tới các vấn đề pháp lý về tài sản và vốn sau này.
Tư vấn giải đáp vấn đề nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh
Mỗi loại hình công ty đều có những mặt lợi và hạn chế khác nhau, hiểu rõ được từng loại hình công ty sẽ giúp quý khách nhanh chóng đưa ra quyết định hơn.
Phân tích mặt lợi/bất cập của từng loại hình cho quý khách nắm rõ
Công ty cổ phần và công ty TNHH là những công ty gì, cách huy động vốn như thế nào, hình thức sở hữu tài sản ra sao, nguồn lực cần có cho mỗi loại hình như thế nào sẽ được chúng tôi trình bày rõ với quý khách. Như vậy quý khách có thể xem xét và đưa ra mọi quyết định.
Phân tích và tư vấn dựa trên nguồn vốn/ngân sách và mong muốn của khách hàng
Khi chuẩn bị lập công ty, mỗi quý khách sẽ có một nguồn vốn tương ứng khác nhau, nguồn vốn này phù hợp để lập công ty cổ phần hay TNHH còn tùy thuộc.
Các vấn đề về công ty cổ phần và công ty TNHH
Về nguồn vốn thành lập
- Công ty cổ phần: được cấp phép về việc huy động nguồn vốn dưới hình thức cổ phiếu của công ty.
- Công ty TNHH: loại hình này không được phép huy động nguồn vốn bằng cách phát hành ra cổ phiếu.
Nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh khi nói về trách nhiệm với khoản nợ
Về phần này công ty cổ phần và công ty TNHH giống nhau chính là thành viên của công ty sẽ có trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ, nghĩa vụ của công ty dựa trên những gì mình đã góp vào.
Như vậy, khác với doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng tất cả những gì chủ sở hữu đang có, công ty TNHH hay công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm có giới hạn với những gì mình đã góp vào.
Số lượng người/thành viên tham gia công ty
Về số lượng thành viên của công ty có sự khác nhau từ mức tối thiểu:
- Công ty cổ phần: tối thiểu là 3 thành viên trở lên
- Công ty TNHH 1 thành viên: 1 thành viên là chủ sở hữu
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có mức quy định tối thiểu là 2 thành viên nhưng tối đa chỉ được 50 thành viên.
Điều kiện về quyền chuyển nhượng số vốn đã góp
- Công ty cổ phần: việc chuyển nhượng này thực hiện dễ dàng hơn.
- Công ty TNHH: chuyển nhượng không dễ như công ty cổ phần, việc chuyển nhượng phải dựa vào điều kiện là ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên cùng công ty trước.