Quảng cáo trên xe ô tô không còn là vấn đề mới lạ nữa, hình thức quảng cáo này từ lâu đã rất phổ biến , cũng như các hình thức quảng cáo khác, quảng cáo trên xe cũng phải xin giấy phép của Bộ Văn hóa thông tin.
Theo Mục III thì tổ chức và cá nhân muốn thực hiện quảng cáo phải gửi hồ sơ xin phép quảng cáo đến Sở VHTT nơi thực hiện quảng cáo. Như vậy, công ty phải xin giấy phép ở Sở VHTT của từng địa phương nơi công ty muốn tiến hành đặt pa-nô quảng cáo.
Cũng theo Mục II Thông tư 43/2003, “Các sản phẩm quảng cáo được thể hiện trên các phương tiện giao thông, vật thể di động khác như xe lăn, xe cần cẩu và các loại phương tiện để phục vụ cho việc thi công xây dựng, sửa chữa điện, vệ sinh môi trường do Sở Văn hoá -Thông tin nơi đăng ký phương tiện cấp giấy phép thực hiện quảng cáo và không được làm thay đổi quá 50% diện tích màu sơn xe có thể hiện sản phẩm quảng cáo.
Màu sơn xe là màu đã ghi trong đăng ký phương tiện do cơ quan có thẩm quyền cấp; không được quảng cáo ở mặt trước và mặt sau của phương tiện. Thùng hàng có diện tích một mặt từ 0,5 m2 (mét vuông) trở lên có thể hiện sản phẩm quảng cáo gắn trên xe máy phải có giấy phép thực hiện quảng cáo do Sở Văn hoá -Thông tin nơi đăng ký phương tiện cấp.
Nguồn thu từ quảng cáo trên xe có thể lên tới hàng chục tỉ đồng / năm ở cả hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ chí Minh, theo như phép tính của các trang tin điện tử: Quảng cáo trên xe ở Hà Nội có thể đắt hơn 20-30 % ở thành phố Hồ Chí Minh, với chỉ 30 triệu/ năm / xe ở tại Thành phố Hồ Chí minh trong khi đó Tại Hà Nội có thể lên đến 40-50 triệu/xe/năm.
Tiềm năng của quảng cáo trên xe:
Trên khắp cả nước , số lượt xe tải rất nhiều thuận lợi cho ngành quảng cáo trên xe phát triển mạnh trong các năm tới – đây là một trong số những dịch vụ đang HOT hiện nay. Nhưng nhiều khi xin giấy phép cũng vất vả cho các chủ xe.