Luật phá sản 2014 ra đời đã giải quyết được những bất cập còn tồn tại so với luật cũ. Phá sản được xem là công cụ để bảo vệ “con nợ” giúp doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường một cách có trật tự. Doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản cần phải thực hiện đúng quy định pháp luật hiện hành.
- Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
- Tư vấn thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh 2020
- Danh sách các phòng kiểm nghiệm đạt ISO 17025
Công ty bị coi là phá sản khi nào?
Theo quy định pháp luật hiện hành, công ty phá sản khi đáp ứng các điều kiện cần và đủ như sau:
- Công ty bị mất khả năng thanh toán (Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán)
- Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản đến tòa án bị thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản.
Đặc điểm cơ bản của thủ tục phá sản
Thủ tục phá sản không được giải quyết theo thủ tục của một vụ kiện dân sự hay kinh tế mà nó là thủ tục tư pháp đặc biệt. Do đó mang một số đặc điểm sau:
- Là một hoạt động đòi nợ tập thể
- Thủ tục phá sản diễn ra trong hoàn cảnh đặc biệt và là biện pháp cuối cùng của hoạt động đòi nợ.
- Thanh toán nợ trong thủ tục phá sản được tiến hành dựa trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp.
- Thủ tục phá sản là thủ tục có khả năng giúp con nợ phục hồi hoạt động kinh doanh.
- Thủ tục phá sản thường dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Quy trình phá sản theo quy định mới nhất
Theo quy định luật phá sản 2014, thủ tục phá sản được thực hiện qua 07 bước. Cụ thể như sau:
- Bước 01: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại tòa án nhân dân và nộp tiền tạm ứng phí phá sản
- Bước 02: Hòa giải và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
– Trường hợp 1: Tòa án trả lại đơn hoặc chuyển cho tòa án có thẩm quyền
– Trường hợp 2: Tuyên bố công ty bị phá sản trong trường hợp đặc biệt
– Trường hợp 3: Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
- Bước 03: Mở thủ tục phá sản
– Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và ra thông báo
– Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản, lập danh sách chủ nợ, lập danh sách người mắc nợ.
- Bước 04: Hội nghị chủ nợ
- Bước 05: Phục hồi doanh nghiệp
– Trường hợp 1: Sau khi áp dụng phương án sản xuất kinh doanh nếu công ty được phục hồi thì ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản
– Trường hợp 2: Doanh nghiệp không phục hồi được thì đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
- Bước 06: Ra quyết định tuyên bố công ty bị phá sản.
- Bước 07: Thi hành quyết định tuyên bố công ty bị phá sản.
Thủ tục phá sản rút gọn
Hiện nay, pháp luật quy định 02 trường hợp phá sản theo thủ tục rút gọn. Cụ thể:
- TH1: Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà công ty không đủ khả năng nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Quy trình thực hiện qua các bước sau đây:
– Bước 01: Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
– Bước 02: Tòa án thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
– Bước 03: Tòa án xem xét, ra tuyên bố công ty phá sản
– Bước 04: Thi hành quyết định tuyên bố công ty phá sản
- TH2: Người yêu cầu mở thủ tục phá sản đã nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty mất khả năng thanh toán nhưng công ty lại không còn đủ tiền tài sản để thanh toán chi phí phá sản.
Quy trình thực hiện qua các bước sau đây:
– Bước 01: Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
– Bước 02: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
– Bước 03: Tòa án thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn
– Bước 04: Tòa án tuyên bố công ty phá sản
– Bước 05: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy, có thể thấy thủ tục phá sản theo quy định pháp luật hiện hành là cơ hội để doanh nghiệp “hồi sinh”. Sau khi mở thủ tục phá sản, công ty không bị bắt buộc phải thanh lý tài sản ngay mà được áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tại luật Bravolaw
Khách hàng khi sử dụng dịch vụ pháp lý tại Bravolaw sẽ được:
– Tư vấn pháp lý về thủ tục phá sản công ty
– Soạn thảo đơn từ, hồ sơ phá sản
– Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước
– Theo dõi, kiểm tra tiến độ công việc
– Nhận kết quả, bàn giao cho quý khách