Có rất nhiều lý do để tiến hành giải thể hộ kinh doanh, đó có thể là hoạt động kinh doanh không hiệu quả nên chủ hộ muốn tiến hành giải thể hoặc khi hộ kinh doanh hoạt động rất hiệu quả, cần mở rộng quy mô thì lúc này hộ kinh doanh đã không còn thích hợp. Vậy làm thế nào thể thực hiện thủ tục giải thể một hộ kinh doanh cá thể hiệu quả nhất? Hãy cùng Luật Bravolaw đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Hộ kinh doanh được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hộ kinh doanh do một cá nhân/một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc một hộ gia đình làm chủ, đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh cá thể có những đặc điểm sau:
- Không có tư cách pháp nhân
- Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình
- Hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm
- Được phép sử dụng không quá 10 lao động.
Không có tư cách pháp nhân thì hộ kinh doanh gặp những bất lợi gì?
Khi không có tư cách pháp nhân, hộ kinh doanh sẽ gặp một số hạn chế sau:
- Không có tư cách pháp nhân, nhà đầu tư phải dùng tài sản của mình để trả nợ nếu hộ kinh doanh thua lỗ. Điều này được thể hiện tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, cụ thể là các thành viên hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Nếu có tư cách pháp nhân thì sẽ tách biệt tài sản của công ty và tài sản của các thành viên hộ kinh doanh, tức là các thành viên hộ kinh doanh không phải trả nợ thay công ty khi công ty thua lỗ.
- Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động trực tiếp.
- Tính chất hoạt động manh mún, nhỏ lẻ.
- Không có quy định của pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể về cơ cấu tổ chức, hoạt động, về quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư.
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, không thể mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.
- Mỗi cá nhân chỉ được đứng tên đại diện thành lập hộ kinh doanh.
Quy trình các bước giải thể hộ kinh doanh như thế nào?
Về cơ bản thủ tục giải thể hộ kinh doanh có phần tương tự như giải thể doanh nghiệp nhưng hồ sơ đơn giản hơn. Quy trình giải thể hộ kinh doanh cũng phải nộp hồ sơ khóa mã số thuế ở cơ quan thuế quản lý trước, sau khi có giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế bên cơ quan thuế mới được thực hiện trả giấy phép hộ kinh doanh tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hộ kinh không được sử dụng con dấu nên không cần làm thủ tục trả dấu.
Quy trình giải thể hộ kinh doanh cụ thể diễn ra như sau:
Bước 1: Khóa mã số thuế
Chuẩn bị những giấy tờ sau khi đi tới cơ quan thuế quản lý để khóa mã số thuế:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc)
Sau khi nộp hồ sơ khóa mã số thuế, cơ quan thuế sẽ chuyển tình trạng mã số thuế sang trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên hệ thống. Bên cạnh đó, cơ quan thuế sẽ kiểm tra hộ kinh doanh đã hoàn thành các nghĩa vụ chưa mới có công văn xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, như kiểm tra xem đã nộp đủ các khoản thuế phát sinh trong thời gian hoạt động tính đến thời điểm giải thể hộ kinh doanh như thuế môn bài, thuế khoán chưa? Nếu sử dụng hóa đơn phải làm thông báo hủy hóa đơn, cắt góc hóa đơn, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn chưa?
Bước 2: Trả giấy phép
Chuẩn bị những giấy tờ sau khi đi tới Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện để giải thể hộ kinh doanh (tham khảo Điều 77 Nghị định 78/2015/NĐ-CP):
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (Phụ lục III-5, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT)
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản gốc)
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về giải thể hộ kinh doanh. Hãy liên hệ Hotline: 1900 6296 với chúng tôi khi bạn có những vấn đề liên quan để được tư vấn chi tiết và đảm bảo đúng pháp luật. Bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ giải thể công ty nhanh của chúng tôi.