Thành lập công ty cổ phần thật đơn giản và dễ dàng với Bravolaw. Khi bạn là người kinh doanh giỏi, khi bạn đang có nhu cầu thành lập công ty cổ phần để phát triển sự nghiệp của riêng bạn? Bravolaw sẽ chia sẻ với bạn tất cả những điều bạn cần biết khi thành lập một công ty cổ phần. Những thủ tục pháp lý, hồ sơ đăng ký sẽ được chúng tôi giúp đỡ bạn chi tiết và cụ thể nhất. Bạn có thể đến văn phòng Bravolaw để được tư vấn trực tiếp những quy định khi thành lập công ty cổ phần, vốn điều lệ ra sao… Hãy để chúng tôi đồng hành trên con đường thành công của bạn.
Dịch vụ tư vấn, thủ tục thành lập công ty cổ phần
1. Vốn thành lập công ty cổ phần:
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
2. Quy định nộp thuế:
Công ty của bạn sẽ phải nộp các khoản thuế sau: Thuế GTGT, Thuế Môn bài ( Căn cứ theo mức vốn điều lệ công ty để xác định mức thuế môn bài cty phải đóng trên năm), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế Xuất nhập khẩu (Cty có hoạt động xuất nhập khẩu mới phát sinh khoản thuế này)
3. Thủ tục thành lập công ty cổ phần bạn phải thực hiện các bước như sau:
a. Chuẩn bị Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 thì hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu)
- Dự thảo Điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần(theo mẫu)
- Bản sao CMND chứng thực của các cổ đông sáng lập
Nếu cổ đông là tổ chức cần có:
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao chứng thực CMND của người đại diện theo pháp luật và bản sao CMND chứng thực của người đại diện theo ủy quyền
Ngoài ra, nếu công ty định thành lập có ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần bổ sung các giấy tờ sau:
- Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định: Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề: Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân công ty
b. Nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền
- Sau khi có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43 bạn tiến hành nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010).
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiêp có thể trực tiếp đi nộp hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 12 Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010)
- Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp (Khoản 4 Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010)
c. Thủ tục làm con dấu pháp nhân
- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cầm một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.
- Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 5 Mục II Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 quy định:
Trả kết quả đăng ký con dấu
- Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được con dấu do cơ sở khắc dấu chuyển đến, cơ quan công an có trách nhiệm kiểm tra, đăng ký để trả con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp”.
- Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.
d. Thủ tục sau đăng ký kinh doanh
Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:
- Đăng báo (Điều 28 Luật Doanh nghiệp)
- Làm tờ khai và nộp thuế môn bài (Điều 31 Luật Quản lý Thuế, Điều 1 Thông tư Số 42/2003/TT-BTC ngày 07/05/2003 và Điều 1 Nghị định 75/2002/NĐ-CP ngày 30/08/2002 về thuế môn bài)
- Làm thủ tục in hóa đơn và đăng ký mẫu hóa đơn (Điều 6, Điều 8, Điều 9 Nghị định 51/2009/NĐ-CP)
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH tư vấn Luật Bravo
Địa chỉ :P.201, tòa nhà 17T10,Nguyễn Thị Định, Trung Hòa,Cầu Giấy,Hà Nội
Hotline:0932323169- 0947074169-04.66860796
Email: [email protected]