Hiện nay, kinh doanh phần mềm là một lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì nhu cầu thị trường cao và nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam tương đối chất lượng. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu thành lập công ty kinh doanh dịch vụ phần mềm theo quy định mới qua bài viết dưới đây nhé.
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Luật Công nghệ thông tin năm 2006;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021;
- Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007.
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ phần mềm
Đối với nhà đầu tư trong nước
Để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ phần mềm nhà đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp như sau:
- Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
- Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Bravolaw;
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.
Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
- Phí công bố: Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Mức lệ phí công bố là 100.000 đồng theo qui định tại Thông tư 47/2019/TT-BCT.
Dấu của doanh nghiệp:
- Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
- Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ Luật Bravolaw về thành lập công ty kinh doanh dịch vụ phần mềm
- Tư vấn đặt tên công ty và tra cứu miễn phí tên công ty kinh doanh dịch vụ phần mềm phù hợp với quy định của pháp luật Doanh nghiệp và pháp luật Sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn về trụ sở đăng ký công ty, mức vốn của công ty phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh dịch vụ phần mềm;
- Tư vấn pháp luật thuế, dịch vụ kế toán trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
- Tư vấn các vấn đề phát sinh sau thành lập công ty công ty kinh doanh dịch vụ phần mềm;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty ty kinh doanh dịch vụ phần mềm;
- Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty ty kinh doanh dịch vụ phần mềm.
Trên đây, là những chia sẻ của Luật Bravolaw về thành lập công ty kinh doanh dịch vụ phần mềm. Hy vọng bạn sẽ có được sự lựa chọn ưng ý. Nếu băn khoăn hay còn điều gì lo lắng hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 để được tư vấn, giải đáp.