Thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu của con người, phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người, vì vậy kinh danh thực phẩm luôn được đánh giá là mặt hành kinh doanh tiềm năng, ổn định. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm ra sao?. Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi tiến hành hoạt động kinh doanh? Công ty Luật Bravolaw xin gửi tới quý khách hàng thủ tục và lưu ý khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm như sau:
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Thông tư 43/2018/TT-BCT.
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty;
- Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế Hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở;
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở kế Hoạch và Đầu tư;
- Bước 4: Khắc dấu công ty và thực hiện một số thủ tục sau thành lập.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần kèm theo giấy tờ sau:
- Nếu cá nhân tham gia góp vốn: bản sao hợp lệ CMND căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;
- Nếu tổ chức tham gia góp vốn: quyết định tham gia góp vốn và quyết định bổ nhiệm người quản lý vốn góp, bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện quản lý phần vốn góp.
Danh mục ngành nghề kinh doanh thực phẩm
Đối với ngành nghề kinh doanh thực phẩm, khi thành lập doanh nghiệp có thể đăng ký một số ngành nghề kinh doanh sau:
STT | Ngành nghề | Mã ngành nghề |
1. | Bán buôn thực phẩm. | 4632 |
2. | Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp | 4711 |
3. | Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. | 4722 |
4. | Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống(Loại nhà nước cho phép). | 4620 |
5. | Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ. | 4631 |
Lưu ý về điều kiện kinh doanh thực phẩm
Sau khi thành lập doanh nghiệp, để đi vào kinh doanh thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Bravolaw muốn gửi tới quý khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu hoặc cần được tư vấn pháp luật liên quan đến thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 để được tư vấn và hướng dẫn thêm!