Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển vượt bậc đã mở ra những cơ hội đầy tiềm năng cho những ai có đam mê chiếm lĩnh thị trường. Nhất là với những startup tương lai có khát vọng tự xây dựng cho riêng mình một sự nghiệp. Tuy nhiên những mù mờ về hệ thống pháp lý doanh nghiệp xoay quanh việc thành lập các loại hình doanh nghiệp nói chung và thành lập công ty TNHH 1 thành viên nói riêng phần nào làm chùn bước suy nghĩ này. Vậy nên Luật Bravolaw xin chia sẻ đến độc giả bài viết này để góp phần củng cố định hướng kinh doanh của mình cũng như biết cần chuẩn bị những gì khi muốn thành lập công ty 1 thành viên.
Chủ sở hữu công ty
Muốn đứng ra thành lập công ty TNHH 1 thành viên và trở thành chủ sở hữu công ty thì cá nhân hoặc tổ chức đó cần đáp ứng được các điều kiện tối thiểu sau:
– Có đầy đủ năng lực và hành vi dân sự, không thuộc các trường hợp bị cấm tham gia hay thành lập doanh nghiệp
– Góp vốn thành lập công ty
– Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc nhà đầu tư nước ngoài
– Tổ chức là các tổ chức kinh tế trong nước hoặc tổ chức kinh tế ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
– Đáp ứng các điều kiện về chuyên môn khác đối vói ngành nghề dự kiến hoạt động
Vốn thành lập công ty
Chủ sở hữu thành lập công ty TNHH 1 thành viên sẽ đồng thời là người góp vốn vào việc tạo nên mức vốn điều lệ cho công ty mới đó. Trên nguyên tắc chung thì vốn đầu tư thành lập công ty không có định mức chung. Chỉ cần đảm bảo phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề và quy mô kinh doanh của tùng công ty. Riêng với những doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định thì vốn đầu tư ban đầu không thấp hơn mức vốn pháp định này.
Tên công ty
Việc đặt tên cho công ty TNHH 1 thành viên mới này phải dựa trên những nguyên tắc theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Tức tên công ty không được đặt trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với các tên công ty trong nước đã đăng ký trước đó. Trong trường hợp này tên công ty cần đảm bảo có tên của loại hình kinh doanh (công ty TNHH MTV) và tên riêng của doanh nghiệp.
Trụ sở kinh doanh
Những hoạt động kinh doanh đầu tiên của công ty đều xuất phát từ chính trụ sở của công ty đó. Trụ sở kinh doanh chính của công ty sẽ có địa điểm nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Cần đảm bảo có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về việc thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần những gì? Để biết thêm về thủ tục thành lập hay tư vấn thành lập công ty miễn phí, bạn có thể liên hệ theo Hotline: 1900 6296 để được tư vấn nhiều hơn.