Xăng dầu là loại nhiên liệu không thể thiếu ở mỗi quốc gia, giúp cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động, sản xuất kinh doanh, dân sinh, an ninh quốc phòng. Vì vậy điều kiện kinh doanh xăng dầu luôn là vấn đề được đặt ra khi doanh nghiệp có ý định mở công ty kinh doanh trong lĩnh vực này. Để giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng và nhanh chóng, bài viết dưới đây công ty luật Bravolaw chia sẻ những kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh xăng dầu hiệu quả.
I. Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 83/2014/NĐ -CP về kinh doanh xăng dầu
-
Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương
-
Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
II. Điều kiện kinh doanh xăng dầu
Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được sản xuất xăng dầu:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
- Có cơ sở sản xuất xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu, đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
III. Kinh nghiệm kinh doanh xăng dầu thành công 100%
1. Đặt tên cho công ty kinh doanh xăng dầu
- Đặt tên doanh nghiệp dự kiến thành lập không được trùng hay gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.
- Tên doanh nghiệp có thể đặt bằng tiếng Việt hoặc ngôn ngữ khác được cấu thành bằng các ký tự từ A đến Z trong bảng chữ cái Latin.
- Tên cho công ty kinh doanh xăng dầu nên đặt là tên riêng, để phân biệt. Tên công ty không được giống với những doanh nghiệp khác.
- Không dùng từ ngữ cấm, từ ngữ không được phép dùng ở Việt Nam.
- Không lấy tên cơ quan nhà nước để làm tên công ty
2. Chọn loại hình kinh doanh khi thành lập công ty kinh doanh xăng dầu
Trước khi thành lập công ty kinh doanh ngành xăng dầu, doanh nghiệp cần xác định lựa chọn hình thức, loại hình cho doanh nghiệp của mình sao cho phù hợp với mục đích hoạt động.
Chủ công ty xăng dầu có thể cân nhắc 1 trong 5 loại hình sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty cổ phần
3. Hướng dẫn đặt trụ sở chính, địa điểm hoạt động
Năm 2014, Quốc hội đã thông qua Luật nhà ở và có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Theo đó, một trong các điều cấm của luật này quy định tại Điều 6 là sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Do đó, công ty không được đặt trụ sở tại chung cư (Trừ trường hợp các chung cư có phần diện tích dành cho mục đích thương mại – Officetel).
4. Hướng dẫn chọn ngành nghề kinh doanh xăng dầu
Dựa vào mã ngành kinh doanh xăng dầu chi tiết mà Bravolaw nêu dưới đây có thể giúp bạn bổ sung thông tin đăng ký kinh doanh xăng dầu dễ dàng:
Thành lập công ty tại Sở kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Vì vậy doanh nghiệp phải lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh đầu tiên theo mã ngành bên dưới như sau:
STT | Tên ngành nghề | Mã ngành nghề |
1. | Sửa chữa máy móc, thiết bị | 3312 |
2. | Lắp đặt hệ thống điện | 4321 |
3. | Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác(Trừ hoạt động đấu giá tài sản) | 4511 |
4. | Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống) | 4512 |
5. | Đại lý ô tô và xe có động cơ khác(Trừ hoạt động đấu giá tài sản) | 4513 |
6. | Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác | 4520 |
7. | Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác(Trừ hoạt động đấu giá tài sản) | 4530 |
8. | Bán mô tô, xe máy | 4541 |
9. | Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp | 4653 |
10. | Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác:– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng;– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi) | 4659 |
11. | Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan: Bán buôn nhiên liệu, dầu mỡ nhờn, dầu bôi trơn | 4661 |
12. | Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng | 4663 |
13. | Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh: Bán lẻ dầu, mỡ bôi trơn và sản phẩm làm mát động cơ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác | 4730 |
14. | Vận tải hàng hóa bằng đường bộ | 4933 |
15. | Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâuChị tiết: xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh (Trừ mặt hàng Nhà nước cấm) | 8299 |
Xem thêm bài viết Dịch vụ thành lập công ty 2021
IV. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh xăng dầu
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bao gồm những loại giấy tờ sau để xin giấy phép kinh doanh xăng dầu:
Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
- Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp.
- Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức( sao y có chứng thực)
- Đối với cá nhân: Giấy CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực ( sao y có chứng thực)
- Quyết định thành lập doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hay tài liệu tương đương có xác nhận hợp lệ.
- Quyết định thành lập doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Giấy ủy quyền (trường hợp chủ doanh nghiệp không tự thực hiện)
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở KH&ĐT và Phòng đăng ký kinh doanh.
V. Các loại Giấy phép cần trong kinh doanh xăng dầu
Tương ứng với các hoạt động kinh doanh sẽ là các loại giấy phép khác nhau, mỗi loại giấy phép lại cần đáp ứng điều kiện kinh doanh xăng dầu riêng theo khoản 1 Điều 6 Thông tư số 38/2014/TT-BCT sửa đổi tại Thông tư số 28/2017/TT-BCT:
- Giấy chứng nhận doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận của Sở Thương mại về việc doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
- Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu
- GXN đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu
- GXN đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu
- Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu
Đối với các loại Giấy phép, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận kể trên, công ty cần nộp 01 bộ hồ sơ về Bộ Công thương, Sở Công thương.
Thẩm quyền của Bộ Công thương
Thẩm quyền của Bộ công thương và Sở công thương được quy định như sau:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Công Thương xem xét, thẩm định, kiểm tra và cấp:
- Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;
- GXN đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu;
- GXN đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân sửa đổi, bổ sung
Tùy từng trường hợp, Bộ Công Thương ủy quyền hoặc phối hợp với Sở Công Thương có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế của thương nhân để cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện phân phối xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý xăng dầu hoặc từ chối cấp Giấy phép, Giấy xác nhận;
Ngoài ra doanh nghiệp còn cần phải thực hiện các hoạt động sau khi thành lập công ty:
- Kê khai thuê và nốp các loại thuế theo quy định.
- Đăng ký chữ ký số.
- Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp.
- Hoàn tất các thủ tục để công bố đăng ký doanh nghiệp xăng dầu trên cổng thông tin.
- In hóa đơn.
- Khắc dấu và công bố mẫu dấu doanh nghiệp.
- Hoàn tất góp vốn trong thời hạn 90 ngày từ ngày có giấy phép hoạt động.
Có thể thấy đây là một trong những ngành nghề đòi hỏi nhiều giấy tờ. Vì vậy nếu quý khách hàng chưa rõ hoặc tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn thành lập công ty đúng luật pháp Việt Nam, quý khách hàng có thể liên hệ ngay Bravolaw và chúng tôi hỗ trợ bạn trong toàn bộ các vấn đề về đăng ký doanh nghiệp
Với Bravolaw, quý khách hàng chỉ cần cung cấp chứng minh nhân thân: Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc Thẻ Căn cước công dân. Mọi vấn đề khác sẽ do các chuyên viên của Bravolaw giải quyết thay bạn.
Để chi tiết hơn về chi phí mở công ty, các bạn có thể tham khảo bài viết xem thêm.
HỖ TRỢ SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI TẠI BRAVOLAW:
Bravolaw hiểu rõ sự khó khăn và những thắc mắc trong vấn đề pháp lý của các doanh nghiệp mới thành lập, Công ty tư vấn Bravolaw sẽ hỗ trợ và tư vấn tường tận những câu hỏi của quý khách hàng về các vấn đề sau khi thành lập công ty như:
- Tư vấn cho khách hàng về các hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax).
- Soạn thảo các hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm:
- Điều lệ;
- Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật;
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
- Chứng nhận sở hữu cổ phần;
- Sổ cổ đông;
- Thông báo lập sổ cổ đông…
- Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email).
- Tư vấn khởi nghiệp giúp bạn an tâm hơn khi thành lập mới công ty