Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Đặc biệt dành cho các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh buôn bán nhỏ, những ngành nghề truyền thống. Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Bài viết này của Luật Bravolaw sẽ hướng dẫn bạn thủ tục thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1. Nội dung tư vấn pháp luật
Quyền thành lập hộ kinh doanh của cá nhân được quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
“1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định của Nghị định 01/2012/NĐ-CP thì thủ tục thành lập hộ kinh doanh được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: Giấy đề nghị phải có các nội dung như: Tên hộ kinh doanh; địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại; email; Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân thành lập hộ…;
- Bản sao của Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình hoặc bản sao biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ nếu hộ do một nhóm cá nhân thành lập;
- Hợp đồng thuê/mượn trụ sở kinh doanh;
- Bản sao Giấy tờ chứng minh trụ sở kinh doanh;
- Chứng chỉ hành nghề hoặc các giấy tờ khác liên quan (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Công việc phải làm sau khi thành lập hộ kinh doanh
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh liên hệ với Cơ quan thuế để xin cấp Giấy chứng nhận Mã số thuế cho hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh của Luật Bravolaw
Khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại công ty chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được:
- Tư vấn về điều kiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn về tên hộ kinh doanh cá thể, vốn kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và các thủ tục hồ sơ cần thiết để thành lập hộ kinh doanh.
- Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
- Nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập hộ kinh doanh giao cho khách hàng.
- Tư vấn và hỗ trợ trong suốt quá trình hoạt động của hộ kinh doanh.
Với những chia sẻ trên đây, Luật Bravolaw hy vọng sẽ giúp được bạn hiểu về thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể đúng luật hiện nay. Cần hỗ trợ tư vấn và giải đáp vui lòng nhấc máy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp nhé!.