Các Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp mới thành lập trong năm. Doanh nghiệp mới thành lập được hưởng ưu đãi gì? Trong đợt dịch Covid này nhà nước có chính sách nào hỗ trợ doanh nghiệp người dân và các tổ chức kinh doanh hay không đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh không?
Trong 2 năm qua, đợt dịch viêm phổi Covid 19 đã gây ảnh hưởng không chỉ cho đất nước ta mà toàn thế giới, làm cho nền kinh tế suy giảm, một số ngành nghề đan bị lao đao. Trước tình hình cấp bách đó Nhà nước ta đã đưa ra nhiều những chính sách để giúp người dân, doanh nghiệp, ưu đãi cho doanh nghiệp mới thành lập.
Ưu đãi thuế cho đối với doanh nghiệp mới thành lập
Trước tình hình kinh tế khó khăn, có rất nhiều ngành nghề kinh doanh lao đao khiến nhiều người e dè trong việc thành lập doanh nghiệp. Nhưng nền kinh tế cũng đang có những ngành phát triển đi lên và bên cạnh đó nhà nước cũng cần sự cố gắng của các doanh nghiệp cùng vượt qua dịch bệnh. Thế nên, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách để ưu đãi doanh nghiệp mới thành lập.
Thuế môn bài
Chính sách ưu đãi nổi bật nhất trong luật thuế môn bài năm 2021 là miễn phí thuế môn bài 1 năm cho doanh nghiệp mới thành lập và 3 năm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hình thức kinh doanh hộ gia đình. Cũng như các chính sách cho những trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp trên địa bàn miền núi, hộ kinh doanh nuôi trồng và đánh bắt hải sản,…
Để biết thêm về thuế môn bài cũng như các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp mới thành lập về thuế môn bài cũng như các đối tượng được miễn thuế vui lòng đọc thêm tại bài viết: “Những điều cần biết về thuế môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập”
Xem thêm bài viết: Dịch vụ thành lập công ty mới
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế đánh vào khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có được sau khi trừ tất cả các chi phí. Nhà nước đã đưa ra nhiều công văn hỗ trợ doanh nghiệp, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp mới thành lập như sau:
- Miễn thuế, giảm thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp với 3 chính sách: Miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% tối đa 9 năm sau trong thời hạn 15 năm. Miễn thuế 2 năm đầu và giảm 50% tối đa 4 năm trong thời hạn 10 năm. Miễn thuế trong thời gian hoạt động. Với mỗi doanh nghiệp sẽ có những điều kiện áp dụng giảm thuế và mức thuế suất khác nhau. Xem chi tiết về từng trường hợp cụ thể, vui lòng truy cập bài viết: “Thuế cho doanh nghiệp mới thành lập – Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp”
- Giảm thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế 2020 dựa vào Nghị quyết số 16/2020/QH14 và Nghị định số 114/2020/NĐ-CP, theo đó các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh doanh,… có tổng doanh thu năm 2020 dưới 200 tỷ đồng sẽ được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp.
Gia hạn thời gian đóng một số thuế
- Thuế đất và tiền thuê đất: Theo nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất 5 tháng cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Gia hạn thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp 5 năm theo Nghị quyết 55/2010/QH12, Nghị quyết 28/2026/QH14 và Nghị quyết 107/2020/QH14. Theo đó, các cá nhân, tổ chức kinh tế, hộ gia đình được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được gia hạn thuế sử dụng đất tới hết năm 2025.
- Và thêm nhiều nghị định khác về các thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biêt,… đã được ban hành để giúp đỡ các doanh nghiệp đang hoạt động cũng như ưu đãi cho doanh nghiệp mới thành lập.
Chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng
Từ đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh lãi suất điều hành như lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất tái chiết khấu,… Chiếu theo đó lãi suất tái cấp vốn giảm từ 4.5% 1 năm xuống 4.0% 1 năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 3.0% 1 năm xuống còn 2.5% 1 năm; lãi suất chào mua giấy tờ thông qua nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 3% 1 năm xuống còn 2.5% 1 năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ giảm 0.5% 1 năm… và các loại lãi suất khác.
Chính sách giải ngân đầu tư công
Các hướng dẫn Luật đầu tư công (Nghị định số 40/2020/NĐ-CP) và các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công (Nghị quyết số 84/NQ-CP) đã được ban hành. Các quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước, vốn ODA; Quy định về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm; Quy định đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), đầu tư tiến hành dự án BT;… đã giúp tháo gỡ những khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, ưu đãi cho doanh nghiệp mơi thành lập trong thời điểm hiện tại.
Đọc thêm: Các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Chính sách an sinh xã hội
Trong các đợt bùng phát dịch nhà nước đã đưa ra các gói hỗ trợ tại đợt dịch thứ nhất cho cá nhân, đợt dịch thứ 2 cho các tổ chức gặp khó khăn. Tại đó, gói hỗ trợ đợt bùng dịch thứ 2 với chi phí khoảng 18.600 tỷ đồng được đưa ra để tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, hợp tác xã,… chịu tác động bởi Covid 19.
Phát triển thị trường vốn, kênh huy động vốn cho doanh nghiệp
Những sửa đổi, bổ sung về chính sách phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Nghị định 81/2020/NĐ-CP. Trong đó bổ sung quy định giao dịch, quy định xử phạt, quy định công bố thông tin,… khiến cho việc phát hàng và huy động vốn trái phiếu được minh bạch rõ ràng hơn tạo ra kênh thu hút vốn quan trọng cho các doanh nghiệp.
Đưa ra chỉ thị ưu đãi cho doanh nghiệp mới thành lập cho ngân hàng nhà nước
Nhà nước cũng có các chỉ thị Ngân hàng nhà nước đưa ra thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập vay vốn, các thủ tục vay cần được đơn giản hóa hơn, có thêm nhiều các gói, quỹ tín dụng cũng các quỹ giúp đỡ doanh nghiệp trong thời buổi Covid khó khăn. Cùng với đó là các chính sách đầu tư hỗ trợ vay vốn, ươm mầm, kỹ thuật cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo, phát triển thêm quỹ đầu tư Doanh nghiệp vừa và nhỏ.