Ngành du lich mấy năm trở lại đây có dấu hiệu bị chững lại do dịch Covid – 19 hoành hành. Tuy nhiên, nhờ chính sách mở cửa của nhà nước, du lịch đang dần khởi sắc. Và quy trình thành lập công ty du lịch lại trở thành xu hướng tìm kiếm của nhiều nhà đầu tư lớn. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu quy trình thành lập công ty du lịch và đúng thủ tục qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về 3 điều kiện để mở công ty du lịch
Dưới đây là những điều kiện cần có của một doanh nghiệp mở công ty du lịch. Trước khi tìm hiều về quy trình thành lập công ty du lịch, bạn hãy nắm chắc để đáp ứng các điều kiện này nhé.
Điều kiện thứ nhất là về trình độ
Đối với các ngành kinh doanh dịch vụ du lịch thì người phụ trách mảng kinh doanh đó phải tốt nghiệp những chuyên ngành lữ hành, với trình độ văn hóa:
- Từ bậc trung cấp trở lên nếu là dịch vụ du lịch nội địa;
- Từ bậc cao đẳng trở lên nếu là dịch vụ lữ hành quốc tế.
Nếu với trường hợp tốt nghiệp các chuyên ngành khác, thì bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành dịch vụ du lịch nội địa hoặc quốc tế, tùy theo từng lĩnh vực.
Điều kiện thứ hai về vốn ký quỹ
Để có thể kinh doanh và nhận được giấy cấp phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nước ngoài, doanh nghiệp của bạn phải lập vốn ký quỹ tại ngân hàng, với trình tự các mức như sau:
- Vốn trên 250 triệu đồng đối với phục vụ du khách quốc tế vào Việt Nam;
- Vốn ký quỹ trên 500 triệu đồng đối với phục vụ du khách Việt Nam đi nước ngoài.
Quy định mức vốn điều lệ/vốn pháp định của công ty ít nhất phải bằng hoặc lớn hơn mức vốn ký quỹ.
Điều kiện thứ ba là về giấy phép
Đối với ngành dịch vụ lưu trú ngắn hạn (Ví dụ như ngành khách sạn, biệt thự du lịch, các căn hộ cho thuê làm du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho du khách thuê), Sở Kế hoạch và Đầu tư vẫn cấp giấy phép nhưng sẽ không cho doanh nghiệp đó hoạt động tại trụ sở. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch của bạn nếu muốn hoạt động tại trụ sở phải làm văn bản và gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Khi đó, các cơ quan này sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và các loại giấy phép sau đây:
- Các văn bản, giấy phép về đảm bảo an ninh, trật tự, vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đối với những khách sạn có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, cần phải đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, các trang thiết bị và những dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú tại đây.
Tìm hiểu và tham khảo thủ tục và hồ sơ thành lập công ty du lịch
Cũng giống như hồ sơ, thủ tục thành lập công ty kinh doanh những ngành nghề kinh doanh khác, việc thành lập công ty du lịch sẽ bao gồm các bước thực hiện cơ sau:
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty du lịch bao gồm:
- Giấy đề nghị cho phép đăng ký kinh doanh ngành du lịch:
- Cung cấp số vốn điều lệ của công ty.
- Danh sách tên thành viên hoặc danh sách tê các cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH từ hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
- Bản sao hợp lệ của các loại giấy chứng thực cá nhân, như: CMND/CCCD/Hộ chiếu.
- Có đầy đủ quyết định của tổ chức góp vốn (khi là công ty góp vốn).
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thay mặt công ty, đối với trường hợp không phải trực tiếp người đại diện pháp luật đi nộp hồ sơ.
Địa chỉ để nộp hồ sơ:
- Hồ sơ công ty bạn có thể nộp online, Đường link: dangkykinhdoanh.gov.vn
- Hoặc cũng có thể nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT ở cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp bạn đặt trụ sở kinh doanh chính.
Thời hạn xủ lý hồ sơ đăng ký kinh doanh du lịch:
Thời gian xử lý hồ sơ sẽ là sau 3 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh. Hoặc sẽ phải bổ sung và nộp lại theo yêu cầu của Sở nếu hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ.
Những thắc mắc thường gặp khi khách hàng muốn mở công ty du lịch
Kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày thì cần những loại giấy phép nào theo quy định?
Như đã nói ở trên, trong quy trình thành lập công ty du lịch – Kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày, doanh nghiệp của bạn cần có các giấy phép về đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường tốt, ANTT, ATTP, PCCC và phải đảm bảo chất lượng về những cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết,… tại địa điểm kinh doanh.
Công ty phải thực hiện đăng ký mã ngành nghề du lịch khi nào?
Thông thường thì các doanh nghiệp sẽ phải đăng ký mã ngành nghề ngay khi nộp bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty. Ở bước thực hiện xin giấy phép con, doanh nghiệp du lịch chỉ cần nộp các loại giấy phép, chứng chỉ dựa trên yêu cầu của ngành nghề đã đăng ký lúc đầu.
Quy trình thành lập công ty du lịch của Luật Bravolaw
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập công ty du lich tại Luật Bravolaw, chúng tôi xin đảm bảo thực hiện tốt những công việc sau:
- Tư vấn kỹ lưỡng về các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký thành lập công ty kinh doanh ngành dịch vụ du lịch.
- Hỗ trợ khách hàng trong mọi quá trình thực hiện thủ tục đăng ký.
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký một cách hoàn chỉnh nhất.
- Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty du lịch và làm việc với cơ quan có thẩm quyền.
- Nhận kết quả/quyết định cho phép kinh doanh và bàn giao cho quý khách.