Khi bạn thành lập doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến một số ngành nghề thì điều bạn quan tâm tới sẽ là vốn pháp định. Vậy, vốn pháp định là gì? Những ngành nghề nào thì cần có vốn pháp định? Ý nghĩa của vốn pháp định đối với các doanh nghiệp ra sao? Bravolw sẽ chia sẻ một số lưu ý cũng như giải đáp những thắc mắc của doanh nghiệp bạn liên quan tới vốn pháp định.
Vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp
Yêu cầu vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp
Về Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, Khoản 1 Điều 10 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định: “Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theo các quy định của pháp luật chuyên ngành”.
Ý nghĩa của vốn pháp định:
- Nhằm bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng và chủ nợ của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề đó. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phái luôn giám sát số vốn sở hữu của doanh nghiệp để cảnh báo cho người tiêu dùng và chủ nợ khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm sút dưới mức vốn pháp định và kịp thời có biện pháp quản lý cần thiết khi số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm dưới mức vốn pháp định.
- Để các bạn biết các ngành nghề kinh doanh cần có vốn pháp định, Công ty Luật Thành Đô liệt kê một số lĩnh vực theo quy định của Pháp luật cần phải vốn pháp định để các bạn tham khảo.
Lưu ý:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty cổ phần, tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của vốn được xác nhận là vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo đảm mức vốn điều lệ thực tế không thấp hơn mức vốn pháp định đã được xác nhận trong cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối với đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định. Người trực tiếp xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận.
- Đối với doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành, nghề phải có vốn pháp định thì không yêu cầu phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định nếu vốn chủ sở hữu được ghi trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm không quá 03 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ, lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định theo quy định.