Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh đơn giản và phổ biến tại Việt Nam. Ngày càng nhiều chủ thể lựa chọn mô hình kinh doanh này để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy thủ tục kinh doanh hộ cá thể như thế nào? Xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể ở đâu? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật Bravolaw nhé
Ưu nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể
Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể
- Thủ tục thành lập khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà;
- Không phải khai thuế hằng tháng;
- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
- Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
- Được áp dụng chế độ thuế khoán.
Nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể
- Chỉ được sử dụng tối đa 9 lao động. Nếu hộ kinh doanh cá thể thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên mà không thành lập doanh nghiệp, vẫn giữ mô hình Hộ kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền đến 5.000.000 đồng và hình phạt bổ sung là buộc phải thành lập doanh nghiệp;
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác;
- Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân;
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh;
- Hộ kinh doanh không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn Giá trị gia tăng (hóa đơn VAT);
- Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ là nguyên nhân ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.
Xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể ở đâu
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Một người chỉ đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã là chủ một hộ kinh doanh trước đó, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng vẫn chưa tiến hành giải thể thì người này không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới (muốn đăng ký hộ kinh doanh mới phải giải thể hộ kinh doanh cũ).
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh
Hộ kinh doanh được quyền đăng ký nhiều ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Hộ kinh doanh được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng phải đảm bảo đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Căn cứ Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định như sau:
“1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện)”
Hiện nay, thủ tục đăng ký kinh doanh không phải nộp trực tiếp lên Phòng Tài – Kế hoạch mà nộp qua Bộ phận hành chính công (Bộ phận một cửa) của UBND cấp huyện.
Hồ sơ sẽ được chuyển từ Bộ phận hành chính công đến cơ quan chuyên môn là Phòng Tài chính – Kế hoạch để giải quyết.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Căn cứ khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
- Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Việc nộp đăng ký hộ kinh doanh cá thể được nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến Bộ phận hành chính công UBND cấp huyện. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các địa phương trên cả nước yêu cầu hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh phải được nộp qua Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến của tỉnh/thành phố đó.
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong đó không có quy định nào nêu rõ thủ tục này phải được đăng ký trực tuyến qua mạng.
Tuy nhiên hiện nay, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc phải đăng ký trực tuyến.
Theo đó, đăng ký hộ kinh doanh qua mạng sẽ được thực hiện tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt cơ sở chính.
Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng
Bước 1: Truy cập vào mục “Đăng ký trực tuyến” trên Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Nhập từ khoá “đăng ký hộ kinh doanh”, sau đó click vào thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 3: Nhập các thông tin về đăng ký hộ kinh doanh như: thông tin chủ hộ kinh doanh, tên, địa điểm kinh doanh…
Sau khi kê khai xong các thông tin đăng ký hộ kinh doanh, người đăng ký sẽ phải đăng tải kèm những loại giấy tờ sau:
– Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
– Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Bước 4: Nộp hồ sơ
Người đăng ký hoàn tất và nộp hồ sơ, theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ bằng mã số tra cứu. Thời gian xử lý, thẩm định hồ sơ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Bravolaw muốn gửi tới cho quý khách hàng. Quý khách hàng cần tư vấn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ Luật Bravolaw theo Zalo và Hotline: 1900 6296 để được chúng tối tư vấn nhé!.