Có nên thành lập công ty riêng hay không? Nếu mở công ty riêng thì phải chuẩn bị những gì? Hồ sơ ra sao? Là băn khoăn của nhiều doanh nhân khi có ý định mở 1 công ty để khởi nghiệp. Nếu bạn cũng đang vướng mắc về vấn đề này, thì hãy cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Có nên thành lập công ty riêng không? – 8 lý do chính
Hiện nay, việc kinh doanh rất đơn giản, chỉ cần bạn có vốn, có đam mê, có một chút kinh nghiệm cùng năng lực thì đã có thể kinh doanh lĩnh vực mình yêu thích. Vậy có nên thành lập công ty riêng để kinh doanh hay không? Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn 8 lý do nên mở công ty, bạn có thể tham khảo sau đó đưa ra quyết định của chính mình:
– Mở công ty đồng nghĩa với việc mở rộng kinh doanh. Thay vì chỉ mở thêm 1 hay 2 chi nhánh bán lẻ nhỏ, bạn có thể thành lập cả một công ty chuyên kinh doanh mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ đó.
– Việc mở công ty sẽ đem lại bước ngoặc lớn trong quá trình kinh doanh của chính bạn. Việc thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh có thể giúp thương hiệu, sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến, được nhiều người tin tưởng và sử dụng, từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
– Khi mở công ty, bạn có quyền quyết định, quyền quản lý, quyền làm chủ doanh nghiệp của mình.
– Đăng ký mở công ty, tức là bạn hoạt động dưới quy định cũng như sự bảo vệ của pháp luật, quá trình kinh doanh của bạn trở nên nghiêm chỉnh và hoàn thiện từng ngày.
– Hơn nữa, khi mở công ty, thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp mà bạn kinh doanh sẽ được pháp luật bảo vệ. Doanh nghiệp khác không có quyền lấy thương hiệu của bạn để tiến hành kinh doanh.
– Công ty của Việt Nam có tư cách pháp nhân hợp lệ sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Thành lập công ty bạn sẽ tạo việc làm cho nhiều người khác.
– Ngoài ra, lý do cuối cùng về vấn đề tại sao phải thành lập công ty chính là việc thành lập một công ty giúp bạn thõa mãn niềm đam mê kinh doanh, trở thành một ông chủ, giám đốc chính hiệu.
Hướng dẫn chuẩn bị thông tin khi mở công ty riêng
Để mở công ty riêng thành công thì bạn cần:
– Địa chỉ công ty: Địa chỉ công ty phải là địa chỉ có tồn tại, chính xác. Nơi đặt văn phòng chính của bạn cần đảm bảo về có đầy đủ các loại giấy tờ về việc thuê đất hay quyền sở hữu đất.
– Ngành nghề sẽ hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp tùy vào thực tế kinh doanh cũng như điều kiện của công ty để đăng ký mã ngành phù hợp.
– Tên công ty: Tên công ty sẽ bao gồm : Loại hình doanh nghiệp + tên riêng của công ty bạn. Lưu ý không dùng từ ngữ cấm, không đảm bảo văn hóa, không lấy tên của doanh nghiệp khác làm tên công ty mình.
– Chọn người đại diện pháp luật: Người đại diện phải là người đủ điều kiện về tư cách pháp nhân lẫn tư cách làm đại diện. Không chọn những người bị cấm đăng ký mở công ty hay hạn chế xin giấy phép hoạt động kinh doanh làm đại diện cho công ty mình.
– Đăng ký vốn điều lệ: Ngành nghề kinh doanh không có quy định vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa thì doanh nghiệp tùy vào khả năng, điều kiện và nhu cầu phát triển của mình để kê khai vốn cho phù hợp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện về vốn pháp định thì cần kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức vốn pháp định được quy định.
– Chọn hình thức công ty: Hình thức công ty có thể đăng ký thành lập bao gồm công ty TNHH 1 hoặc 2 thành viên trở lên, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hợp danh, Doanh nghiệp cổ phần. Người đại diện nên tìm hiểu kỹ vì mỗi loại hình có ưu và nhược điểm riêng, cần lựa chọn hình thức phù hợp và có lợi cho sự phát triển của công ty nhất.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty riêng
Hồ sơ thành lập công ty riêng gồm những thành phần sau:
– Giấy đề nghị đăng ký công ty, thành lập doanh nghiệp
– Giấy chứng minh nhân dân hay các loại giấy tờ có thể xác nhận được tư cách pháp nhân và tư cách cá nhân của người đại diện công ty (bản sao công chứng hoặc có bản chính đối chiếu còn hiệu lực, nếu trường hợp là cá nhân mở công ty).
– Giấy chứng nhận đã ĐK KD của tổ chức; Giấy xác nhận góp vốn của tổ chức. ( Trường hợp là tổ chức tiến hành thành lập công ty kinh doanh ).
– Văn bản có nội dung điều lệ công ty.
– Thành viên công ty, cổ đông có danh sách cụ thể, chi tiết.
– Giấy ủy quyền nếu giám đốc, người đại diện không trực tiếp tiến hành làm các thủ tục trong hồ sơ.
>>> Chủ công ty mang hồ sơ đăng ký kinh doanh nộp lên Sở Kế Hoạch Đầu tư. Sau đó chờ 3- 5 ngày lèm việc để lấy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hướng dẫn hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập công ty riêng
Để tránh bị phạt thuế khi mở công ty, doanh nghiệp cần hoàn tất những thủ tục sau:
Mở tài khoản ngân hàng: Công ty cần tiến hành mở tài khoản ngân hàng của công ty, có xác nhận của ngân hàng và báo số tài khoản cho Sở kế hoạch và đầu tư.
Kê khai, đóng thuế: Doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế ban đầu và đóng các loại thuế cần thiết theo đúng quy định.
Công bố công khai các thông tin công ty tại cổng thông tin quốc gia: Cần công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trong tối đa 30 ngày kể từ khi có giấy phép được thành lập công ty kinh doanh các loại . Nếu chậm trễ sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu, tùy vào mức độ vi phạm.
Tiến hành khắc dấu, công bố con dấu: Doanh nghiệp thực hiện khắc con dấu, đảm bảo trên con dấu có đủ những thông tin cần thiết của công ty. Rồi sau đó công bố con dấu trên mạng.
In hóa đơn: Doanh nghiệp kinh doanh thì nên in hóa đơn , thông báo sẽ phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, hoặc mua hóa đơn của các cơ quan thuế phục vụ mục đích sử dụng.
Tiến hành mua chữ ký số: Công ty của bạn cần thực hiện mua chữ ký số điện tử để đóng thuế online.
Thuê dịch vụ kế toán: Nếu không có điều kiện để thuê một kế toán thuế riêng.
Tiến hành góp vốn: Đặc biệt, doanh nghiệp phải thực hiện góp vốn vào công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh.
Hy vọng những chia sẻ về vấn đề có nên thành lập công ty riêng hay không trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào cần tư vấn thành lập công ty miễn phí cụ thể, vui lòng liên hệ đến Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để nhận hỗ trợ.