Muốn mở doanh nghiệp phải làm như thế nào là câu hỏi mà các chủ thể kinh doanh luôn tự hỏi và đi tìm câu trả lời để tìm kiếm câu trả lời phù hợp cho việc thành lập doanh nghiệp của mình. Nhìn chung, các thủ tục cần thực hiện để mở doanh nghiệp không quá phức tạp, tuy nhiên cũng không đơn giản và để tiết kiệm được thời gian, công sức thì các chủ thể nên tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu những thủ tục này trước để thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết việc muốn mở doanh nghiệp phải làm như thế nào? qua bài viết dưới đây.
Các bước thực hiện để mở doanh nghiệp
Để trả lời câu hỏi muốn mở doanh nghiệp phải làm như thế nào, chủ thể phải tiến hành các bước theo trình tự như sau:
Bước 1: Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, xác định các yếu tố như tên gọi, vốn điều lệ, thành viên sáng lập, người đại diện theo pháp luật, lĩnh vực tiến hành hoạt động kinh doanh,…và các thông tin khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ và chính xác hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.
Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu hồ sơ đầy đủ và chính xác) + Công bố thông tin doanh nghiệp đăng ký
Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Bước 6: Thực hiện các thủ tục khác sau khi thành lập để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, như là: mở tài khoản ngân hàng, đăng ký thuế, nộp thuế môn bài, khai báo thuế, in hóa đơn VAT,…
Hạn chế mở doanh nghiệp
Mặc dù pháp luật khuyến khích mọi người tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại để giúp phát triển kinh tế đất nước, tuy nhiên không phải ai cũng được quyền tự do kinh doanh, không phải ai cũng được thành lập doanh nghiệp cũng như không phải ngành nghề, lĩnh vực nào cũng được đầu tư, kinh doanh một cách tự do.
Vì một số mục đích như quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo tính minh bạch,…mà một số chủ thể và một số ngành nghề, lĩnh vực không được tự do kinh doanh. Chẳng hạn như, các tổ chức, cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp (như là Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam,…) thì sẽ không được quyền thành lập doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn có những ngành nghề cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là những điểm lưu ý về muốn mở doanh nghiệp phải làm như thế nào mà Luật Braovlaw muốn gửi đến bạn. Trong trường hợp bạn có nhu cầu cần được tư vấn, hỗ trợ, giải đáp pháp lý hoặc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến dịch vụ thành lập công ty, hãy liên hệ với chúng tôi qua : 1900 6296 để hỗ trợ tứ vấn.