Tìm hiểu về Luật Doanh nghiệp 2014 và những vấn đề doanh nghiệp cần biết là một trong những điều quan trọng mà các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp phải nắm rõ trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp và trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Bài viết mới:
- Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
- Giấy phép kinh doanh là gì?
- Tư vấn cấp giấy chứng nhận BRC – Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm
Nhằm cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho các nhà đầu, chủ doanh nghiệp, nhà quản lý công ty trong việc tra cứu và tìm hiểu về Luật DN 2014, Bravolaw xin giải đáp trong bài viết sau.
Luật Doanh nghiệp 2014 và những vấn đề doanh nghiệp cần biết
I. Phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp
Luật DN 2014 quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm các loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Luật DN 2014 cũng quy định về nhóm công ty.
II. Đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc TLDN, tổ chức quản lý doanh nghiệp, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và các hoạt động khác có liên quan của doanh nghiệp.
III Việc áp dụng Luật DN và các luật chuyên ngành
Đối với trường hợp luật chuyên ngành có những quy định đặc thù về việc thành lập doanh nghiệp, tổ chức QLDN, tổ chức lại, giải thể DN và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì sẽ áp dụng theo quy định của Luật đó.
IV. Định nghĩa và giải thích về các từ ngữ sử dụng trong các Văn bản của Luật DN
Trong các Văn bản của Luật DN 2014, có các từ, cụm từ dưới đây được diễn giải như sau:
1. Cá nhân nước ngoài: Là người không có quốc tịch Việt Nam.
2. Cổ đông: Là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty CP.
3. Cổ đông sáng lập: Là CĐ sở hữu ít nhất một CP phổ thông và có ký tên trong danh sách CĐ sáng lập công ty CP.
4. Cổ tức: Là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi CP bằng tiền mặt/ bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty CP sau khi công ty đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
5. Công ty trách nhiệm hữu hạn: Bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lện (TNHH 2 TV trở lên).
6. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN): Là cổng thông tin điện tử được sử dụng để ĐKDN qua mạng, truy cập thông tin về ĐKDN.
7. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Là tập hợp dữ liệu về ĐKDN trên phạm vi toàn quốc.
8. Doanh nghiệp: Là tổ chức có tên gọi riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được ĐK thành lập theo quy định của PL nhằm mục đích kinh doanh.
9 Doanh nghiệp nhà nước: Là DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
10. Doanh nghiệp Việt Nam: Là DN được TL/ ĐK TL theo quy định của PL Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
11. Địa chỉ thường trú (ĐCTT): Là ĐC ĐK HKTT / ĐC nơi làm việc/ ĐC khác của cá nhân mà người đó ĐK với doanh nghiệp để làm ĐC liên lạc; ĐCTT là ĐC đăng ký trụ sở chính của tổ chức.
12. Giá thị trường của phần vốn góp hoặc cổ phần: Được hiểu là giá giao dịch trên thị trường cao nhất ngày hôm trước, giá thỏa thuận giữa người bán và người mua/ giá do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp xác định.
13. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Đây là Văn bản/ bản điện tử mà Cơ quan ĐKKD cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về ĐKDN.
14. Góp vốn: Được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của doanh nghiệp. Góp vốn sẽ bao gồm việc góp vốn để thành lập doanh nghiệp/ góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.
15. Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Bao gồm Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN, Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN và hạ tầng kỹ thuật hệ thống.
16. Hồ sơ hợp lệ: Là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật DN 2014 và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
17. Kinh doanh: Là việc thực hiện liên tục một, một số/ toàn bộ các công đoạn của quá trình, từ việc ĐT, SX đến tiêu thụ SP / cung ứng DV trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
18. Người có liên quan: Là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp/ gián tiếp với DN trong các trường hợp sau:
- Công ty mẹ, người QL công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người QL đó đối với công ty con trong nhóm công ty;
- Trong nhóm công ty: Công ty con đối với công ty mẹ ;
- Người/ nhóm người thông qua Cơ quan QL DN có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động kinh doanh của DN đó;
- Người quản lý doanh nghiệp;
- Vợ, chồng, cha – mẹ đẻ, cha – mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh – chị – em ruột, anh – em rể, chị – em dâu của người QL DN/ của nhân viên, CĐ sở hữu phần vốn góp hay CP chi phối;
- Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người, công ty theo quy định tại các trường hợp nêu trên.
- Doanh nghiệp trong đó những người, công ty theo quy định tại các trường hợp nêu trên và có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các Cơ quan QL ở doanh nghiệp đó;
- Có sự thỏa thuận của nhóm người về việc cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, CP công ty/ lợi ích ở công ty/ để chi phối việc ra quyết định của DN.
19. Người quản lý doanh nghiệp: Là người QL công ty và người quản lý DNTN, bao gồm: Chủ DNTN, thành viên hợp danh, Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty, Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, GĐ/ TGĐ và cá nhân giữ chức danh QL khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
20. Người thành lập doanh nghiệp: Là tổ chức, cá nhân ĐK thành lập/ góp vốn để TLDN.
21. Nhà đầu tư nước ngoài: Đây là tổ chức, cá nhân được hiểu là Nhà ĐT nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
22. Phần vốn góp: Là tổng GTTS của 01 TV đã góp/ cam kết sẽ góp vào công ty TNHH, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của 01 TV và vốn điều lệ của công ty TNHH, công ty HD.
23. Sản phẩm, dịch vụ công ích: Là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống KT – XH của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung / bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.
24. Thành viên công ty: Là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh.
25. Thành viên công ty hợp danh: Bao gồm TV hợp danh & TV tham gia góp vốn.
26. Tổ chức lại doanh nghiệp: Có thể hiểu là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập/ chuyển đổi loại hình DN.
27. Tổ chức nước ngoài: Là tổ chức được ĐKTL ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.
28. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài: Đây được hiểu là tổng tỷ lệ sở hữu vốn có quyền biểu quyết của tất cả Nhà ĐT nước ngoài trong một DN Việt Nam.
29. Vốn có quyền biểu quyết (QBQ): Là phần vốn góp vào công ty/ CP, theo đó người sở hữu sẽ có QBQ về những vấn đề thuộc thẩm quyền Quyết định của HĐTV/ Đại HĐCĐ.
30. Vốn điều lệ: Là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp/ cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán/ đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
V. Vai trò của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp
Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật DN 2014;
Nhà nước bảo đảm tính bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
Nhà nước thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu TS, vốn ĐT, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của DN và của chủ sở hữu DN.
Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do AN, QP/ vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng – chống thiên tai, Nhà nước sẽ tiến hành trưng mua/ trưng dụng có bồi thường tài sản của doanh nghiệp;
Trường hợp Nhà nước trưng mua thì doanh nghiệp được thanh toán, trường hợp trưng dụng thì doanh nghiệp được bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm trưng mua hoặc trưng dụng.
Nhà nước thực hiện việc thanh toán/ bồi thường phải bảo đảm lợi ích của DN và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.
VI. Quy định về tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp
Tổ chức chính trị, tổ chức CT – XH trong doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ tổ chức.
Doanh nghiệp có nghĩa vụ tôn trọng và không được cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập tổ chức chính trị, tổ chức CT – XH tại doanh nghiệp;
Theo quy định, doanh nghiệp không được phép cản trở, gây khó khăn cho người lao động tham gia hoạt động trong các tổ chức này.
Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục Dịch vụ Thành lập công ty. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Website: https://bravolaw.vn/ để biết thêm thông tin cần thiết.
Luật Bravolaw Dịch Vụ Nhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian
Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.
Chi phí: Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Bravolaw và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT.
Trong tất cả dịch vụ tại Luật Bravolaw
- Sẽ không phát sinh thêm chi phí khác.
- Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.
- Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
- Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà.
Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.
Bravolaw Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách Hàng