Giấy phép kinh doanh là gì? Gấy phép kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định của Luật DN 2014, đối với các doanh nghiệp trong nước sẽ không bị hạn chế về ngành, nghề được phép đăng ký kinh doanh; trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
Bài viết mới:
- Những quy định đối với thủ tục thành lập doanh nghiệp
- Quy định về vốn của công ty cổ phần
- Các loại thuế doanh nghiệp tại Việt Nam phải đóng
I. Giấy phép kinh doanh là gì?
Định nghĩa về giấy phép kinh doanh: Là giấy cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khi cấp phép cho những đối tượng này, Nhà nước sẽ dễ dàng quản lý việc kinh doanh và ràng buộc các nghĩa vụ về thuế. Do đó, đây là thủ tục bắt buộc phải hoàn thành để hợp pháp hóa việc kinh doanh.
Về mặt pháp lý, các đối tượng được Sở KH & ĐT cấp Giấy phép kinh doanh có đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh.
Theo quy định của Luật DN 2014, đối với các doanh nghiệp trong nước sẽ không bị hạn chế về ngành, nghề được phép đăng ký kinh doanh; trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
II. Bản chất của giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh gồm có 4 bản chất sau:
1. Ý nghĩa về pháp lý
- Là sự cho phép hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước.
- Là quyền kinh doanh của công dân, còn gọi là cơ chế đề nghị – cấp.
2. Thủ tục, hồ sơ
- Thủ tục đăng ký kinh doanh theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Hồ sơ xin ĐKKD của doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ.
- Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện.
3. Thời hạn tồn tại của giấy phép
- Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép.
- Đối với doanh nghiệp trong nước thì Giấy phép kinh doanh không có thời hạn.
4. Quyền hạn của Nhà nước
- Trong một số trường hợp, đối tượng đăng ký kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, nhưng Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể từ chối không cấp Giấy phép kinh doanh nếu ngành nghề đối tượng xin ĐKKD sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng và xã hội hoặc có thể hạn chế số lượng ngành nghề đăng ký kinh doanh của đối tượng đó.
III. Những lợi ích khi doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh
1. Tính hợp pháp của doanh nghiệp
- Hoạt động kinh doanh của DN được cho phép và bảo vệ.
- Đây là bước đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn được Pháp luật công nhận và bảo vệ cũng cần phải làm.
2. Doanh nghiệp được quyền xuất hóa đơn
- Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất khẩu và một số loại hóa đơn thông thường khác. Trong đó, quan trọng và cần thiết nhất trong hoạt động các doanh nghiệp là hóa đơn GTGT (Hóa đơn đỏ.)
- Hóa đơn đỏ dành cho các đối tượng khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động mua bán nội địa, vận tải quốc tế và xuất khẩu. Và chỉ những đối tượng đã có giấy phép kinh doanh mới được thực hiện việc xuất hóa đơn đỏ.
3. Khẳng định được quy mô, lấy niềm tin khách hàng
- Thể hiện tư cách pháp nhân của người chủ doanh nghiệp.
- Khẳng định công ty/ doanh nghiệp đã có đủ điều kiện để kinh doanh.
4. Dễ dàng trong giao dịch
- Tư cách pháp lý rõ ràng và hoạt động kinh doanh được hợp thức hóa giúp mọi công tác giao dịch của công ty/ doanh nghiệp dễ dàng hơn.
5. Cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp lớn
- GPKD sẽ tạo được niềm tin từ các công ty/ doanh nghiệp lớn.
- Cơ hội phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường.
6. Khi đã là doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều ưu đãi từ Chính Phủ
- Nhận được nhiều ưu đãi hơn từ Chính phủ, như: Vay vốn, khấu trừ thuế, và các hỗ trợ khác sẽ được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo.
7. Tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp
- Hoạt động kinh doanh của công ty/ doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn.
- Có GPKD kịp thời công ty/ doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều thời gian để xây dựng, phát triển ngành nghề kinh doanh.
- Công ty/ doanh nghiệp sẽ có đủ tiềm lực, thế mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, giữ vững được thị trường kinh doanh của mình.
- Tận dụng được lợi thế và nắm bắt được xu hướng đầu tư kinh doanh tốt nhất.
- Nếu chậm trễ, thời gian sẽ cạn, và khả năng cạnh tranh là rất thấp.
IV. Kết luận tổng quan về Giấy phép kinh doanh như sau
Ta có thể hiểu rằng giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ có tính chất thông hành mà có nó thì các cá nhân, các tổ chức kinh doanh được hoạt động một cách hợp pháp.
Được nhà nước cho phép và bảo vệ quyền lợi.
Đăng ký giấy phép kinh doanh là bước đầu tiên phải thực hiện để một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp.
Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục Xin Giấy Phép Kinh Doanh. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Website: https://bravolaw.vn/ để biết thêm thông tin cần thiết.
Luật Bravolaw Dịch Vụ Nhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian
Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.
Chi phí: Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Bravolaw và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT.
Trong tất cả dịch vụ tại Luật Bravolaw
- Sẽ không phát sinh thêm chi phí khác.
- Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.
- Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
- Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà.
Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.
Bravolaw Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách Hàng