Theo quy định tại Điều 33, Hiến pháp 2013 thì “Mọi người đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Tuy nhiên, trong nội dung các văn bản luật chuyên ngành lại có những quy định cụ thể hơn về quyền tự do kinh doanh khi có người thì được đứng tên – đại diện theo pháp luật của nhiều công ty nhưng có người lại không được vậy.
Vậy, một cá nhân có thể đứng tên mấy công ty theo quy định của pháp luật? Luật Bravolaw sẽ làm rõ vấn đề này như sau:
Người đứng tên công ty – người đại diện theo pháp luật của công ty
Theo luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty được hiểu là một tổ chức có tư cách pháp nhân được hình thành dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần. Do đó, công ty là một phần của doanh nghiệp.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 12, Luật Doanh nghiệp 2020 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, người đứng tên công ty – người đại diện theo pháp luật của công ty là cá nhân đại diện công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không được đứng tên công ty
Thứ nhất, thuộc thuộc đối tượng làm việc tại cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập công ty kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;…
Thứ hai, thuộc đối tượng có hành vi dân sự hạn chế: Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;…
Thứ ba, thuộc đối tượng đang gánh chịu hậu quả pháp lý: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Luật Phá sản 2014;…
Trường hợp hạn chế do đã đứng tên một loại hình doanh nghiệp bất kỳ
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân: khi đã thành lập hộ kinh doanh, cá nhân không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh; không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần;
Thứ hai, công ty hợp danh: cá nhân khi đã là thành viên hợp danh của công ty hợp danh không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác nếu không hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại;
Thứ ba, hộ kinh doanh: cá nhân khi đã thành lập hộ kinh doanh không được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân; là thành viên hợp danh của công ty hợp danh nếu được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Vậy, một cá nhân có thể không có quyền đứng tên bất kỳ công ty nào, đứng tên duy nhất một công ty hoặc đứng tên nhiều công ty khác nhau tùy thuộc vào năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Đầu tư 2020
- Luật Phá sản 2014
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Như vậy một người có thể đứng tên được bao nhiêu công ty đã được Luật Bravolaw giải đáp đến quý khách hàng. Qúy khách hàng có thể tham khảo nội dung trên hoặc có thể liên hệ trực tiếp theo số 1900 6296 nếu có nhu cầu, thắc mắc liên quan đến lĩnh vực Doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, đầu tư, giấy phép đủ điều kiện…