Để đăng ký thành lập công ty cổ phần, cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ hợp lệ. Vậy một bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần hợp lệ gồm có những thành phần gì? Những lưu ý gì khi viết hồ sơ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Bravolaw nhé!
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Quyết định số 1523/2020/QĐ-BKHĐT
Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần:
Trường hợp người thành lập công ty cổ phần thực hiện:
Trong trường hợp người thành lập công ty cổ phần tự mình thực hiện thủ tục, thì cần nộp các loại giấy tờ như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức. Lưu ý phải có đầy đủ chữ ký;
• Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
• Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Phụ lục I-8, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
• Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài) (Phụ lục I-10, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT). - Bản sao hợp lệ các giấy tờ trong hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:
a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân (Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực; Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực);
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác; một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp thành lập tổ chức tín dụng:
Nộp thêm bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh:
Nộp thêm bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần:
Người được ủy quyền ngoài việc phải nộp đầy đủ các loại giấy tờ liệt kê kể trên thì phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân kèm:
- Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp hoặc
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Các văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Câu hỏi thường gặp:
Trong trường hợp đăng ký thành lập công ty cổ phần chuyển đổi từ hộ kinh doanh có cần phải nộp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Trường hợp đăng ký thành lập công ty cổ phần chuyển đổi từ hộ kinh doanh thì không cần nộp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Chỉ cần nộp Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế
Điều kiện thành lập công ty cổ phần là gì?
• Phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Các cổ đông phải thỏa mãn các quy định chung của Luật Doanh nghiệp.
• Điều kiện về tên công ty cổ phần: tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc gia.
• Điều kiện về trụ sở: khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Trụ sở công ty cổ phần không được là chung cư, khu tập thể.
Công ty cổ phần là gì?
Theo khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
• Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
• Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
• Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
• Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp luật định
Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần. Với những chia sẻ trên đây Luật Bravolaw hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc! Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!.