Thành lập văn phòng đại diện hiện nay là nhu cầu của rất nhiều doanh nghiệp. Việc thành lập văn phòng đại diện là cách mở rộng hoạt động của doanh nghiệp. Khi thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần đảm bảo các quy định của pháp luật, nộp đúng và đầy đủ các hồ sơ thành lập văn phòng đại diện. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu về hồ sơ thành lập văn phòng đại diện năm 2022 qua bài viết dưới đây nhé.
Hoạt động chính của văn phòng đại diện
Đối với một văn phòng đại diện, những hoạt động chính bao gồm:
- Không thực hiện những hoạt động với vai trò sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam mà thực hiện xúc tiến thương mại theo những quy định có trong luật.
- Không sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết ngoại trừ trường hợp đặc biệt có giấy ủy quyền hợp pháp.
- Giao kết hợp đồng trong các trường hợp: thuê, mua vật dụng cần thiết, thuê trụ sở, tuyển dụng…
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
Hồ sơ thành phần hồ sơ thành lập văn phòng đại diện gồm:
- Thông báo lập văn phòng đại diện;
- Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn);
- Quyết định thành lập văn phòng đại diện;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện nếu người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
- 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện;
- Bản sao công chứng Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN của công ty mẹ;
- Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
- 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ.
Hồ sơ nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện. Để được hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo : 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp thắc.