HỒ SƠ XIN CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG ISO 9001-2015
Để tăng khả năng cạnh tranh cũng như tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng về khả năng quản lý chặt chẽ, hiệu quả dây chuyền sản xuất, quá trình cung ứng dịch vụ thì nhiều doanh nghiệp đã thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành dưới tên gọi là ISO 9001: 2015. Vậy Thủ tục cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lí chất lượng gồm những giấy tờ gì?
Lợi ích to lớn của các doanh nghiệp khi có trong tay Giấy chứng nhận hệ thống quản lí chất lượng đó là:
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp từ lâu đã nhận thức được những ưu thế nhất định khi có được giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001: 2015 đó là:
+ Tạo được thiện cảm và niềm tin cho khách hàng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình khi chúng được tạo ra bởi một hề thống quản lý khoa học, chặt chẽ và do đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Cắt giảm được các chi phí vận hành không cần thiết thông qua việc xem xét, phân bổ lại nguồn lực cho các quá trình cũng như thiết lập mối tương tác, hỗ trợ giữa các quá trình đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
+ Xây dựng niềm tin với đối tác và cải thiện mối quan hệ với nhân viên, nhà cung cấp
+ Kiểm soát rủi ro tốt hơn thông qua việc dự báo hay điều chỉnh lại mô hình hoạt động của doanh nghiệp
Thủ tục làm giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001: 2015
Doanh nghiệp có thể đăng ký làm chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng cho đơn vị mình tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc tại các trung tâm giám định và chứng nhận được cấp phép kinh doanh dịch vụ này. Về cơ bản, quy trình các bước thực hiện đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng như sau:
Bước 1: Trao đổi làm rõ các vấn đề liên quan tới việc chứng nhận hệ thống quản lý.
Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và gửi tới cơ quan chứng nhận đã lựa chọn.
Thành phần hồ sơ:
+ Công văn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
+ Báo cáo tóm tắt các quy trình công việc được xây dựng và áp dụng (kèm theo sơ đồ); đánh giá hiệu quả của các quy trình
+ Báo cáo kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận Hồ sơ kiểm tra và đánh giá sơ bộ tính hợp pháp, đầy đủ của các tài liệu có trong hồ sơ xin chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
Bước 4: Đoàn chuyên gia sẽ về cơ sở và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn về hệ thống quản lí của ISO.
Bước 5: Thẩm xét kết quả đánh giá.
Bước 6: Nếu kết quả đánh giá được nhận định là phù hợp với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO thì sẽ cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 của cơ quan hành chính nhà nước.
Lưu ý: Định kỳ mỗi năm, cơ quan chứng nhận sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát việc duy trì, thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO mà doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận..
Hi vọng những thông tin trên đã góp phần giúp cho doanh nghiệp nắm bắt rõ về các thủ tục cần thiết khi làm giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về hồ sơ xin chứng nhận hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001. Nếu có bất kì thắc mắc gì, quý vị vui lòng liên hệ trực tiếp với công ty BRAVOLAW chúng tôi để có được những tư vấn chính xác và tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
Liên hệ ngay 1900 6296 để được luật sư tư vấn nhanh nhất.
Tư vấn: 0919791169