Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn một mô hình kinh doanh thích hợp. Pháp luật của mỗi quốc gia trong đó có Việt nam đều ghi nhận nhiều mô hình tổ chức kinh doanh và đặc biệt là nhiều loại hình công ty để các nhà đầu tư có thể lựa chọn. Các loại hình kinh doanh nghiệp sẽ có những cách thức tổ chức, phương thức hoạt động cũng như có tầm ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế thị trường và bản thân của nhà đầu tư. Có nhiều nhận định khác nhau nhưng nhìn chung những mô hình này được phân thành hai nhóm như sau:
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay nhờ sự đa dạng về quy mô và hình thức sở hữu. Những loại hình doanh nghiệp này thường sẽ được phân chia theo các thành phần kinh tế hoặc theo bản chất pháp lý vốn có của nó. Văn bản quy phạm pháp luật hiện nay có vai trò cốt yếu trong việc điều chỉnh các vấn đề về thành lập, tổ chức, cơ cấu và quá trình hoạt động của các loại hình kinh doanh này là Luật doanh nghiệp 2020.
Theo đó các loại hình doanh nghiệp hiện có bao gồm:
– Doanh nghiệp tư nhân
– Công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên)
– Công ty hợp danh
Hộ kinh doanh
Đây là một dạng loại hình kinh doanh khác dù không được công nhận là doanh nghiệp. Nhóm chủ thể này cũng sẽ có quy mô và cách thức hoạt động đặc trưng theo những quy định riêng. Mặc dù có thể hạn chế về quy mô tổ chức nhưng số lượng các hộ kinh doanh được thành lập gần như không thua kém và có phần vượt trội hơn cả doanh nghiệp. Chính vì vậy mà vai trò đóng góp của hộ kinh doanh cho sự phát triển của kinh tế xã hội là rất lớn.
Tổ chức kinh tế khác
Ngoài doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể thì trong nền kinh tế còn có sự tồn tại của các tổ chức kinh tế khác mà điển hình là hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã. Đây là một tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu và có tư cách pháp nhân. Những tổ chức này mang tính hợp tác và xã hội rất cao.
Trong tổ chức này, các thành viên sẽ hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên. Tất cả đều dựa trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Thông qua các loại hình kinh doanh trên, pháp luật đã mở rộng phạm vi quyền tự do cho các chủ thể khi có quyền lựa chọn hình thức phù hợp với yêu cầu của mình. Lưu ý mỗi loại hình sẽ có cách thức thành lập khác nhau nên nhà đâu tư cần đặc biệt chú trọng. Nếu muốn biết chính xác hơn thì hãy liên hệ Luật Bravolaw để được tư vấn cụ thể.