Hiện nay, người nước luôn quan tâm đến những lợi ích khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Người nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. Pháp luật Việt Nam hiện nay có những quy định riêng liên quan đến người nước ngoài. Vậy trường hợp người nước ngoài muốn mở văn phòng đại diện tại Việt Nam cần những điều kiện gì? Lợi ích khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam? Hãy cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 07/2016/NĐ-CP
Văn phòng đại diện là gì ?
Văn phòng đại diện trên thực tế được phân ra làm 2 loại chính là văn phòng đại diện của các công ty trong nước và văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam. Hiện nay, lợi ích khi thành lập văn phòng đại diện bao gồm rất nhiều điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Lợi ích khi thành lập văn phòng đại diện
Có thời gian thăm dò thị trường
Đối với những DN nước ngoài lần đầu bước chân vào Việt Nam với mục đích chủ yếu là quảng bá thương hiệu hay làm quen rà soát thị trường thì việc thành lập VP đại diện là phương án giúp DN tiết kiệm chi phí và đơn giản hóa các thủ tục pháp lý.
Thủ tục đơn giản
So với việc thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức khác như: hợp đồng hợp tác kinh doanh thành lập DN có vốn nước ngoài hay thành lập chi nhánh thì thủ tục mở văn phòng đại diện được xem là ít phức tạp nhất.
Tiết kiệm chi phí
Một lợi ích khác của việc mở văn phòng đại diện chính là không bị áp thuế do không phải hoạt động kinh doanh thuần tuý mà chỉ phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho đội ngũ nhân sự của văn phòng.
Việc thành lập một DN vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cần trải qua nhiều giai đoạn với các thủ tục giấy tờ phức tạp và chi phí cho công tác này khá đắt. Việc bỏ ra chi phí lớn thành lập DN trong khi chưa thật sự tìm hiểu kỹ thị trường; là một bước đi khá mạo hiểm và nhiều rủi ro đối với DN.
Với Lợi ích khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam về chi phí có lẽ sẽ giúp thương nhân nước ngoài có sự hài lòng về lợi nhuận.
Cấp phép nhanh
Thời gian để được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khá nhanh chỉ trong khoảng 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ tại cơ quan cấp phép Văn phòng đã có thể được cấp phép đi vào hoạt động.
Bước đệm để thành lập DN vốn nước ngoài
Theo quy định văn phòng đại diện của DN nước ngoài không được phép hoạt động kinh doanh hay các hoạt động sinh lời khác. Nhưng đây vẫn là cơ quan thực hiện chức năng liên lạc tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh… cho DN nước ngoài tại Việt Nam.
Thông qua các hoạt động này hình ảnh, thương hiệu của DN sẽ dần trở nên quen thuộc và nổi tiếng trên thị trường. Nhờ vậy người đứng đầu doanh nghiệp có thể an tâm thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài và chính thức hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
Khi đã thấy được những lợi ích khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Thương nhân nước ngoài có thể tiến hành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Theo đó thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập VPDD khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên việc thành lập VP đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
▶▶▶▶▶ Tham khảo: dịch vụ thành lập văn phòng đại diện
Trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
Theo Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài trong những trường hợp sau:
- Không đáp ứng một trong những điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện nêu trên với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm; kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
- Việc thành lập VP đại diện Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia trật tự, an toàn đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về lợi ích khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!