Khi có ý định mở công ty, mọi người thường quan tâm nhiều nhất đến việc pháp luật quy định như thế nào về vấn đề mở công ty. Bài viết hôm nay Luật Bravolaw xin giới thiệu một số quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng hình dung các công việc cần thực hiện đối với thủ tục này.
Quy định về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
Để tìm hiểu về pháp luật thành lập doanh nghiệp thì điều đầu tiên nên tìm hiểu là quy định về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp được thành lập dưới sự cho phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư thông qua việc thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Về quy định pháp luật liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 18 Luật Doanh nghiệp quy định về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Theo đó tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật trừ một số trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18.
Quy định về loại hình doanh nghiệp
Một nội dung của pháp luật về thành lập doanh nghiệp cũng rất quan trọng đó là quy định về loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Trong Luật đã quy định rõ cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nghĩa vụ của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật và các thành viên trong công ty. Chủ thể thành lập doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ trước các loại hình, tùy vào tình hình thực tế về nguồn vốn, ngành nghề kinh doanh và quy mô mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho mình.
Quy định về tên doanh nghiệp
Pháp luật về thành lập doanh nghiệp còn quy định về tên doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là thành phần quan trọng để định danh cũng như phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Pháp luật doanh nghiệp quy định không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Ngoài ra tên doanh nghiệp không được trái với thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng.
Quy định về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Quy trình và hồ sơ thành lập các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp, Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành. Theo đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các giấy tờ cơ bản sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định trong Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sách cổ đông công ty cổ phần;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân;
Một số giấy tờ khác tùy thuộc loại hình doanh nghiệp đăng ký.
Sau đó, doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn trong vòng 3 ngày làm việc.
Như vậy, pháp luật về thành lập doanh nghiệp hiện nay đã được quy định ở các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, tạo điều kiện tốt nhất để các chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, cơ quan nhà nước luôn hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Luật Bravolaw chúng tôi, các chuyên viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số 1900 6296.