Thực phẩm chức năng được định nghĩa: là một loại thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng như nhập khẩu thực phẩm chức năng về để tiến hành kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả của việc phân phối sản phẩm ra thị trường và được nhiều người biết đến doanh nghiệp sẽ tiến hành quảng cáo các loại thực phẩm chức năng của mình. Nhưng quảng cáo như thế nào và phạm vi được quảng cáo ra sao thì bạn phải nắm rõ để tránh vượt quá quyền hạn mà Pháp Luật cho phép.
Bạn muốn thực hiện việc xin giấy phép quảng cáo cho sản phẩm thực phẩm chức năng của mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu hãy liên hệ với công ty tư vấn Bravolaw chúng tôi sẽ giúp bạn.
Về thông tin nội dung quảng cáo:
Nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, poster, áp phích, truyền thanh, truyền hình phải bảo đảm đúng tác dụng của sản phẩm đã công bố; ngoài các nội dung đã công bố, nếu có nội dung khác thì phải có tài liệu khoa học chứng minh và phải bảo đảm chính xác trung thực các nội dung sau:
- Tên sản phẩm;
- Xuất xứ hàng hoá, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;
- Tác dụng của sản phẩm (nếu có);
- Các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có);
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (đối với các sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt);
- Riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Hồ sơ thủ tục quảng cáo thực phẩm chức năng
Tổ chức, cá nhân trước khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký quảng cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Cục an toàn thực phẩm), bao gồm:
+ Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
+ Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
+ Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
+ Sản phẩm quảng cáo thực phẩm; Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
+ Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt. Toàn bộ tài liệu phải đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo; Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo).
+ Cục An toàn thực phẩm là nơi có thẩm quyền cấp “Giấy xác nhận nội dung quảng cáo” thực phẩm chức năng. ( Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ xin phép quảng cáo và được giải quyết trong thời hạn 10 ngày làm việc)
Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong việc tìm hiểu thông tin cho quá trình xin giấy phép quảng cáo cho sản phẩm của bạn. Hãy liên hệ ngay với Bravolaw để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!