Hiện tại, với nền kinh tế thị trường Việt Nam, pháp luật cho phép sự tồn tại song song của các hoạt động kinh doanh tự phát nhỏ lẻ gọi chung là hộ kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp chuyên nghiệp khác. Vậy nên kinh doanh dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hay đăng ký mô hình hộ kinh doanh? Cùng tìm hiểu các đặc điểm của hai loại hình này trong bài viết dưới đây!
Đặc điểm của mô hình hộ kinh doanh
Theo định nghĩa tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Ưu điểm của loại hình này có thể tóm gọn ở một số nội dung như sau:
Thứ nhất, thủ tục thành lập hộ kinh doanh đơn giản và dễ thực hiện hơn so với doanh nghiệp. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số giấy tờ pháp lý cơ bản và tiến hành thù tục ngay tại cơ quan địa phương (phòng đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân quận/huyện) để tiến hành đăng ký.
Thứ hai, hộ kinh doanh chỉ cần thực hiện nghĩa vụ thuế theo dạng đóng khoán. Mức thuế khoán cố định vào hàng tháng do cơ quan thuế ấn định và lệ phí môn bài tùy theo doanh thu/năm và không phát sinh thêm chi phí khác.
Thứ ba, thủ tục giải thể đơn giản hơn nhiều so với doanh nghiệp.
Đặc điểm của mô hình doanh nghiệp
So với mô hình hộ kinh doanh, khi thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp của bạn sẽ có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân) và có con dấu riêng. Đây là điểm nổi bật nhất của mô hình doanh nghiệp so với mô hình hộ kinh doanh.
Thứ hai, Doanh nghiệp được phép sử dụng phương pháp khấu trừ thuế khi kinh doanh, điều này đồng nghĩa với việc mô hình doanh nghiệp sẽ có quyền được xuất hóa đơn Giá trị gia tăng (VAT) trong khi hộ kinh doanh thì không, đây là điểm mạnh tiếp theo của loại hình này.
Thứ ba, không bị giới hạn số lượng lao động. Đối với doanh nghiệp, pháp luật không có quy định cụ thể về số lao động của một doanh nghiệp như đối với hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp sẽ gặp các khó khăn pháp lý khác như: Thủ tục thành lập công ty, các thủ tục thuế, thủ tục giải thể, các quy định khác liên quan như đặt tên, xác lập địa chỉ kinh doanh….
Trên đây là những chia sẻ của Luật Bravolaw gửi tới bạn, mỗi loại hình đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng để bạn có thể chọn lựa phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của mình. Trong trường hợp cần được tư vấn, hướng dẫn cụ thể hơn bạn có thể trực tiếp liên hệ tới Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp thắc mắc.