Thành lập công ty TNHH 1 thành viên là lựa chọn của nhiều thương nhân khi tham gia hoạt động kinh doanh. Đây là loại hình có cơ cấu tổ chức đơng giản, rủi ro pháp lý thấp. Cũng như khi thành lập bất cứ công ty nào, việc thành lập công ty TNHH 1 thành viên cũng trải qua nhiều bước nhất định. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu Thủ tục thành lập Công ty TNHH 1 thành viên theo luật doanh nghiệp cụ thể trong bài viết sau đây.
Khái quát loại hình công ty TNHH 1 thành viên
Theo quy định tại điều 74 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Vì sao loại hình Công ty TNHH được nhiều thương nhân lựa chọn?
Hiện nay, Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn hàng đầu hiện nay. Lý do để được sự ưu ái đó là:
- Có rủi ro thấp cho người góp vốn, chủ công ty:
- Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ chỉ cần phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp đúng với số vốn mà thành viên góp vào công ty. Sự tách bạch về số vốn và tài sản này giúp doanh nghiệp hạn chế được nhiều rủi ro.
- Dễ dàng kiểm soát vốn góp và chuyển nhượng vốn góp, không cho người lạ đầu tư vào công ty:
- Việc góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn khá đơn giản và không yêu cầu cao về tỉ lệ vốn góp.
- Nếu thành viên muốn chuyển nhượng vốn góp thì chỉ được chuyển nhượng số vốn góp của mình và phải được sự đồng ý của những thành viên khác.
- Hơn nữa còn phải ưu tiên những thành viên khác trong công ty mua phần vốn góp này. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát thành viên sở hữu vốn góp của công ty mình và tránh việc người lạ hay đối tượng không mong muốn sở hữu công ty.
- Số lượng thành viên công ty ít, dễ quản lý.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên. Hơn nữa, số lượng thành viên tối đa có thể sở hữu vốn công ty là 50 thành viên. Do vậy, rất dễ kiểm soát các thành viên cũng như hoạt động nội bộ của công ty.
- Dễ kiểm soát các hoạt động công ty
- Việc vận hành hoạt động của công ty TNHH khá đơn giản, hoạt động kinh doanh không bị vướng mắc quá nhiều về pháp luật. Do thành viên công ty ít nên càng dễ kiểm soát toàn bộ các hoạt động kinh doanh.
- Ngoài ra, các thành viên, bộ phận dễ phối hợp hoàn thành công việc tốt hơn. Không phải thông qua ý kiến của quá nhiều người
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không bị giới hạn về ngành nghề kinh doanh:
- Các công ty TNHH có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh của công ty mà không bị giới hạn. Chỉ cần ngành nghề đó không thuộc ngành nghề bị hạn chế hay bị cấm. Do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh tùy theo tính chất ngành nghề, lĩnh vực của công ty.
Thủ tục thành lập Công ty TNHH MTV
Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên được quy định như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm:
– Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ doanh nghiệp;
– Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với thành viên là tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
– Quyết định góp vốn của thành viên là tổ chức.
– Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;
Thời hạn hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn.
Lưu ý: Việc công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Để kiểm tra thông tin mẫu dấu đăng tải, truy cập website https://dangkykinhdoanh.gov.vn nhập mã số doanh nghiệp của công ty và kiểm tra.
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH MTV tại Luật Bravolaw
Với dịch vụ thành lập công ty TNHH 1 thành viên nói riêng và thành lập công ty nói chung tại Luật Bravolaw, khách hàng sẽ nhận được các lợi ích như:
- Tư vấn về cách thức lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của mình: công ty TNHH MTV, công ty TNHH 2TV trở lên
- Tư vấn các vấn đề về điều kiện về: trụ sở doanh nghiệp, thuế, phát hành hóa đơn GTGT,…
- Tư vấn lựa chọn ngành, nghề kinh doanh
- Tư vấn về những điều kiện cần có khi doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh nhóm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- Tư vấn về chế độ chịu trách nhiệm của thành viên góp vốn
- Tư vấn lựa chọn tên cho doanh nghiệp
- Tư vấn về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật và mô hình tổ chức quản lý
- Hướng dẫn những thủ tục sau thành lập doanh nghiệp: kê khai thuế, nộp thuế, phát hành hóa đơn, tư vấn luật lao động trong doanh nghiệp, xin các giấy phép hoạt động sau khi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp,…
- Tư vấn những vấn đề liên quan như: vốn điều lệ, vốn pháp định, mức vốn kê khai, mức thuế liên quan đến vốn của doanh nghiệp
- Tư vấn đăng ký thành viên
- Đại diện hoàn thiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền.
Thông qua những lợi ích kể trên, quá trình thành lập công ty TNHH của nhà đầu tư khi sử dụng dịch vụ tại Phan Law Vietnam sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Bravolaw về thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Để được hỗ trợ trong việc thành lập doanh nghiệp, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp thắc mắc.