Chế biến thủy hải sản là ngành nghề chế biến các nguồn lợi thu được từ hoạt động khai thác, nuôi trồng các loài động vật sinh sống dưới nước như tôm, cá, ghẹ, hàu… nhằm cung ứng nguồn thực phẩm đến người tiêu dùng. Vậy, với đặc thù là một ngành chế biến thực phẩm thì thủ tục thành lập công ty chế biến hải, thủy sản sẽ như thế nào? Thông qua bài viết này, Luật Bravolaw xin tư vấn nội dung trên cụ thể như sau.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Thương mại 2005
- Luật an toàn thực phẩm 2010
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Nghị định 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
- Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Thông tư 10/2020/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 132/2008/NĐ-CP và 74/2018/NĐ-CP về sử dụng mã số, mã vạch do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở chế biến hải, thủy sản
- có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp;
- Cơ sở có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải, nguồn gây độc, nguồn gây ô nhiễm, các yếu tố gây hại khác; diện tích thích hợp với quy mô sản xuất;
- Có hệ thống cung cấp nước đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt;
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để sản xuất và vận chuyển, bảo quản thực phẩm;
- Thu gom, xử lý chất thải hoặc có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Nội dung cần chuẩn bị trước khi mở công ty chế biến hải, thủy sản
- Chọn loại hình công ty: Tùy thuộc vào mục đích của chủ thể thành lập công ty mà công ty có thể lựa chọn các loại hình công ty sau: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
- Tên công ty: Tên công ty bao gồm hai thành tố là loại hình công ty (trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, cổ phần) và phần tên riêng (tên riêng này có thể trở thành thương mại của công ty sau này). Cá nhân, tổ chức thành lập công ty có thể tra cứu tại – https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx về tên công ty nhằm tránh việc sử dụng tên công ty đã được đăng ký trước đó.
- Trụ sở công ty: Ngoại trừ nhà chung cư, doanh nghiệp có thể đặt trụ sở tại bất kỳ địa chỉ nào đã được xác định địa chỉ giới hành chính (gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Nghành nghề kinh doanh: Mã ngành liên quan đến hoạt động chế biến hải, thủy sản:
Tùy thuộc vào định hướng kinh doanh liên quan đến hoạt động chế biến hải, thủy sản, công ty có thể chọn một trong các mã ngành sau:
- 1020 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản
- 1075 Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản)
Mã ngành khác: Ngoài các mã ngành liên quan đến hoạt chế biến hải, thủy sản thì công ty có quyền lựa chọn một số mã ngành khác.
Chuẩn bị vốn điều lệ: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công ty chế biến hải, thủy sản không thuộc đối tượng bắt buộc phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của công ty và là căn cứ tính phí môn bài nên cá nhân, tổ chức thành lập công ty cần lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với năng lực tài chính cũng như định hướng phát triển sau này.
Hồ sơ thành lập công ty chế biến hải, thủy sản(01 bộ)
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh được lựa chọn, hồ sơ thành lập công ty chế biến hải, thủy sản tương ứng:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài);
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với /thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài) là cá nhân, người đại diện;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông là tổ chức (nếu thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;
- Bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Trình tự thực hiện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ, cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập công ty tiến hành nộp một bộ hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính bằng phương thức trực tuyến (https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/) hoặc trực tiếp.
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo toàn bộ nội dung cần sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ không hợp lệ.
Những việc cần làm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hoạt động chế biến thủy hải sản là đối tượng của ngành nghề có điều kiện về giấy phép, vì vậy, để đủ điều kiện tham gia hoạt động sản sản xuất, công ty buộc phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Tương tự như những ngành nghề khác, công ty chế biến hải, thủy sản cần thực hiện các công việc sau:
- Đăng ký chữ ký điện tử/chữ ký số công cộng
- Khắc dấu-in bảng hiệu
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng
- Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
- Khai thuế ban đầu
- tự công bố sản phẩm/ đăng ký bản công bố sản phẩm
- Đăng ký sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
- Đăng ký mã vạch
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục thành lập công ty chế biến hải, thủy sản của Luật Bravolaw. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 1900 6296 để nhận được tư vấn nhé.