Thành lập công ty con và mở chi nhánh là 2 hình thức mở rộng kinh doanh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Trong thực tế, cả hai hình thức đều có thể thực hiện các chức năng như tham gia ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ, thực hiện hoạt động sản xuất, tuyển dụng nhân viên… Vậy chủ doanh nghiệp nên thành lập công ty con hay chi nhánh? Bài viết dưới đây Luật Bravolaw sẽ chia sẽ cho bạn nên thành lập công ty con hay chi nhánh? nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
Công ty con là gì? Chi nhánh là gì?
Khái niệm công ty con.
Một công ty được xem là công ty con của một công ty mẹ khi công ty mẹ sở hữu trên 50% cổ phần hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn nhưng cho phép công ty mẹ khống chế một cách hợp pháp hoạt động kinh doanh của công ty con.
Công ty con có thể được thành lập dưới các hình thức khác nhau nhưng đều là những thực thể pháp lý độc lập với công ty mẹ. Công ty con tham gia quan hệ pháp luật bằng danh nghĩa của chính mình. Các hoạt động kinh doanh của công ty con được điều hành bởi chính bộ máy quản lý của mình. Công ty mẹ chỉ có thể tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty con thông qua các cơ quan quyền lực của công ty con.
Khái niệm chi nhánh.
Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập công ty con.
Công ty con là công ty mà trong đó có một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ do một doanh nghiệp khác nắm giữ và bị doanh nghiệp đó kiểm soát kinh doanh. Có thể thấy rằng công ty con là mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác thành lập và cung cấp vốn để hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó. Công ty con thường được công ty mẹ góp trên 50% vốn điều lệ và cho phép công ty mẹ khống chế hợp pháp các hoạt động kinh doanh của mình.
Ưu điểm:
- Việc mở chi nhánh con sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng hơn ngành nghề kinh doanh mới mà mình mong muốn hướng đến mà không ảnh hướng tới công ty mẹ.
- Tạo thuận lợi trong việc hoạt động đa ngành nghề, dễ dàng trong việc quản lý thu chi lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh,…
- Công ty con có tư cách pháp nhân và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Một công ty mẹ có thể tạo ra nhiều công ty con, các công ty con cùng hoạt động trong một ngành nghề, lĩnh vực sẽ đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh cho công ty mẹ.
Nhược điểm:
- Chủ sở hữu công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.
- Công ty con không được chuyển lợi nhuận trước thuế cho công ty mẹ mà phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở công ty.
Ưu điểm và nhược điểm thành lập chi nhánh.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Ưu điểm:
- Việc mở chi nhánh ở nhiều địa điểm sẽ tăng độ nhận diện, thu hút khách hàng hiệu quả hơn dẫn đến tăng doanh thu, lợi nhuận, uy tín và độ nhận cũng ngày một tăng cao.
- Việc mở nhiều chi nhánh sẽ giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro về tài chính và có thể nhận được sự hỗ trợ từ những chi nhánh khác.
Nhược điểm:
- Chi nhánh phải phụ thuộc tài chính vào doanh nghiệp và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh về tài chính từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Quyền đại diện của chi nhánh chỉ có khi nhận được sự ủy quyền từ công ty và phải tuân thủ các điều kiện, quy trình mà pháp luật quy định.
- Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm toàn bộ khi giải thể, phá sản.
Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Về cơ bản, cả chi nhánh và công ty con đều có khả năng thực hiện các chức năng kinh doanh như tham gia ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ và có thể thực hiện các hoạt động sản xuất, tuyển dụng nhân viên.
Ngoài ra, dù được thành lập theo hình thức nào thì chi nhánh hay công ty con cũng đều phải chịu các loại thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cùng các loại thuế theo hoạt động của từng đơn vị.
Do đó, việc nên thành lập công ty con hay chi nhánh sẽ tùy theo mục đích của từng chủ thể.
Chi nhánh bản chất là đơn vị thuộc công ty và chỉ hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh.
Còn công ty con là có sự góp vốn đầu tư của công ty mẹ. Công ty mẹ có thể đầu tư 100% vốn hoặc có thể hợp tác với cá nhân, tổ chức khác để mở công ty (Công ty mẹ luôn chiếm 50% vốn trở lên), và công ty con hoàn toàn có thể đăng ký ngành nghề giống công ty mẹ hoặc khác công ty mẹ đều được.
Bên cạnh đó, việc thành lập chi nhánh hay công ty con là tùy thuộc vào nhu cầu phát triển của công ty và ưu nhược điểm của 2 hình thức này.
Với những chia sẻ trên đây Luật Bravolaw hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc! Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!.