Điều kiện kinh doanh dược phẩm, dược liệu có gì mới? Khi đăng ký hoạt động kinh doanh với ngành nghề bán buôn, bán lẻ dược phẩm, dược liệu thì sử dụng mã ngành kinh tế nào cho đúng? Luật Bravolaw xin hướng dẫn cách đăng ký ngành nghề kinh doanh dược phẩm, dược liệu hợp pháp để Quý khách hàng tham khảo.
Điều kiện kinh doanh dược phẩm, dược liệu
Có giấy phép đăng ký kinh doanh với ngành nghề phù hợp
Hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp triển khai kinh doanh dược phẩm, dược liệu phải đăng ký kinh doanh với ngành nghề ghi nhận chi tiết hoạt động này. Cụ thể
- Mã 4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Bán buôn dược phẩm và dụng cụ y tế
- Mã 4772 Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh
- Mã 8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
Người quản lý doanh nghiệp, quản lý kinh doanh có năng lực phù hợp
- Theo quy định người quản lý doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
- Người quản lý kinh doanh, điều hành kinh doanh dược phẩm, dược liệu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với công việc mình quản lý.
Dược phẩm, dược liệu đưa vào kinh doanh có chất lượng đúng quy định
Có phải chuẩn bị chứng chỉ hành nghề khi thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ dược phẩm, dược liệu không yêu cầu chủ doanh nghiệp xuất trình điều kiện về chứng chỉ hành nghề của chủ doanh nghiệp hoặc của người lao động dự kiến thuê để quản lý hoạt động kinh doanh. Do đó khi thành lập công ty dược phẩm Quý khách hàng chỉ cần quan tâm đến một số các điểm sau:
Tên công ty không trùng lẫn hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và trùng lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền. Quý vị lưu ý nhãn hiệu dược phẩm đăng ký độc quyền chiếm 50% tổng số nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Nên việc lựa chọn tên công ty hay nhưng không trùng lẫn trong kinh doanh dược phẩm không phải điều đơn giản.
Địa chỉ công ty không đặt tại chung cư, nhà tập thể hoặc các địa điểm theo quy định không được dùng làm trụ sở công ty ví dụ: Nhà xây trên đất nông nghiệp, đất dự án chưa chuyển đổi mục đích,…
Giám đốc, người đại diện theo pháp luật không thuộc đối tượng bị hạn chế đăng ký kinh doanh hoặc bị cấm đăng ký kinh doanh. Ví dụ: Người đã làm giám đốc doanh nghiệp bỏ trốn, …
Trường hợp kho chứa dược phẩm, dược liệu không đồng thời là trụ sở công ty thì sau khi công ty thành lập các bạn cần lập địa điểm kinh doanh công ty sau khi thành lập công ty.
Giấy phép cần có trước khi đưa dược phẩm, dược liệu vào kinh doanh
Có 3 loại giấy phép các bạn cần hoàn thiện trước khi phân phối dược phẩm trên thị trường
- Thứ nhất: Dược phẩm kinh doanh phải thuộc loại được Bộ y tế cấp phép
- Thứ hai: Người điều hành kinh doanh và người quản lý kho chứa hàng phải có chứng chỉ hành nghề dược.
- Thứ ba: Nhãn hiệu của dược phẩm đã được bảo hộ hoặc không tương tự nhãn hiệu đã được chứng nhận độc quyền tại Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh dược phẩm đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Kinh doanh dược phẩm là lĩnh vực không được cam kết trong WTO nên nhà đầu tư nước ngoài không được thành lập công ty kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam. Hiện tại Việt Nam đang hoàn thiện cơ chế cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp dược phẩm với hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn và hạn chế quyền quản lý điều hành. Luật Bravolaw sẽ cập nhật thêm các quy định liên quan để Quý khách hàng tham khảo.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Bravolaw muốn gửi tới quý khách hàng. Luật sư hy vọng các chia sẻ trên giúp ích cho các bạn trong việc xác định việc cần làm khi kinh doanh trong lĩnh vực này. Bạn cần hỗ trợ thủ tục thành lập công ty hoặc thay đổi giấy phép kinh doanh. Quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ thành lập công ty hãy gọi cho Luật Bravolaw theo Zalo và Hotline: 1900 6296 để được chúng tôi tư vấn nhé!. Chúc các bạn thành công!