Thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài là hình thức được rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước sử dụng để mở rộng quy mô công ty. Thành lập chi nhánh có thể giúp công ty có thể kinh doanh hoạt động trong khu vực khác giúp cho hoạt động tốt hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn cũng như tìm được những nguồn khách hàng mới. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chủ đề thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài qua bài viết dưới đây.
Chi nhánh công ty
Chi nhánh là gì?
Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc của công ty, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty.
Đặc điểm của chi nhánh
- Được thành lập hợp pháp, có con dấu và tài khoản riêng.
- Không có tư cách pháp nhân
- Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh có thể ít hơn hoặc giống hoàn toàn với công ty chủ. Và chắc chắn không đăng ký ngành nghề mà công ty chủ không đăng ký hoạt động.
- Công ty có quyền thành lập chi nhánh tại trong và ngoài nước. Trong một đơn vị hành chính địa phương có thể đặt nhiều chi nhánh của một công ty.
So sánh chi nhánh và 2 loại hình đơn vị khác
Loại hình | Tư cách pháp nhân | Phạm vị hoạt động |
Chi nhánh | không có | Có quyền hoạt động thương mại, giao dịch, ký kết hợp đồng thương mại trong phạm vi ngành nghề hoạt động của công ty chủ |
VPDD | không có | Chỉ có quyền xúc tiến thương mại mà không được mua bán, cung ứng dịch vụ thương mại. |
Công ty con | Có | Có quyền hoạt động thương mại, giao dịch, ký kết hợp đồng thương mại.Lĩnh vực hoạt động có thể giống hoặc khác công ty mẹ |
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng tương như đối với công ty trong nước và được quy định tại Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Nơi thực hiện hồ sơ
Các dự án đầu tư trong Khu chế xuất, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp; Đầu tư phát triển hạ tầng những Khu vực được liệt kê bên trên thì hồ sơ sẽ được nộp tại ban quản lý của những Khu vực trên.
Ngoài những trường hợp trên thì thủ tục thành lập chi nhánh cho công ty vốn nước ngoài sẽ được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt chi nhánh.
Thủ tục thực hiện
Gửi thông báo và hồ sơ lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm: Mã số doanh nghiệp, Tên và địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp, Ngành nghề hoạt động, Thông tin định danh của người đứng đầu chi nhánh, Thông tin định danh người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Bên cạnh đó Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ Cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh nếu doanh nghiệp có nhu cầu.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
Căn cứ vào Điều 33, Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm:
Thông báo thành lập chi nhánh, nội dung gồm có: mã số doanh nghiệp, tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, tên và địa chỉ chi nhánh dự định thành lập, phạm vi hoạt động của chi nhánh, thông tin đăng ký thuế, thông tin định danh người đứng đầu chi nhánh; xác nhận của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
- Quyết định thành lập chi nhánh của các thành viên trong công ty
- Bản sao hợp lệ biên quản họp ra quyết định
- Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân người đứng đầu chi nhánh
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập công ty
- Thông báo mẫu dấu
- Hồ sơ theo điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Giấy ủy quyền thực hiện các thủ tục
Hồ sơ và thủ tục thành lập chi nhánh trong nhiều trường hợp sẽ đơn giản nhưng sẽ có những trường hợp như cần phải làm giấy phép đầu tư, hoạt động trong ngành nghề có điều kiện,… thì các công đoạn thực hiện sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi chuyên môn của các luật sư. Chính vì vậy việc sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập chi nhánh là điều vô cùng cần thiết để hồ sơ được hoàn thiện và xử lý nhanh chóng.